Chuyển đổi số trong đăng ký, quản lý hộ tịch
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐại diện BHXH Việt Nam trao thẻ BHYT đầu tiên trên toàn quốc cho gia đình bé gái dưới 6 tuổi được thực hiện qua Dịch vụ công liên thông. (Ảnh tư liệu) |
Những kết quả đạt được
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, đến nay, hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, TP với hơn 25 nghìn tài khoản người sử dụng ở cả 4 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã). Bên cạnh việc kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống còn kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm để thực hiện liên thông các TTHC: Đăng ký khai sinh - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi hoàn toàn trên môi trường điện tử...
Công tác số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử là một trong những nhiệm vụ để thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch. Sau khi hoàn thành, các dữ liệu hộ tịch lịch sử sẽ được chuyển đổi vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và mang lại nhiều lợi ích.
Đến nay, đã có hơn 2/3 số tỉnh, TP đã thực hiện số hóa sổ hộ tịch. Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, các địa phương đã tiến hành số hóa 29.393.873 dữ liệu trong 2.524.892 sổ hộ tịch và chuyển vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc hơn 22.020.938 dữ liệu; hiện còn hơn 62 triệu dữ liệu cần số hóa...
Tại Hà Nội, từ ngày 10/9/2022, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công, Một cửa điện tử TP. Đối với 3 thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn, có thể khai thác được 07/20 trường dữ liệu. Đến ngày 07/11/2022 có 36.277 hồ sơ: Khai sinh: 20.096; Kết hôn: 10.720; Khai tử: 5.461. Cổng dịch vụ công quốc gia, Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch đã chia sẻ, kết nối với Cổng dịch vụ công, hệ thống Một cửa điện tử TP để thực hiện các thủ tục hộ tịch hàng ngày. UBND các cấp đã trang bị máy tính, máy in, hệ thống internet nhằm phục vụ cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch. Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện và UBND cấp xã đã trang bị máy tính, máy in, máy scan để phục vụ Nhân dân.
Trong quá trình triển khai Luật Hộ tịch và xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, các cơ quan đăng ký hộ tịch đã được cấp tài khoản để thực hiện đăng ký hộ tịch cho công dân trên phần mềm hộ tịch. Công chức đã được tập huấn kỹ năng sử dụng phần mềm, sử dụng thành thạo, linh hoạt phần mềm, ứng dụng CNTT trong đăng ký và quản lý hộ tịch đảm bảo kết nối dữ liệu hộ tịch với dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo chính xác, đầy đủ thông tin theo quy định của Luật Hộ tịch và bảo mật, an toàn, an ninh thông tin.
Việc triển khai ứng dụng CNTT trong đăng ký hộ tịch đã mang lại hiệu quả trong công tác CCHC, giảm thời gian thao tác, thuận tiện cho việc tra cứu, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức trong thực thi nhiệm vụ, đáp ứng về thời gian, giảm chi phí đi lại của người dân khi thực hiện các TTHC trong lĩnh vực hộ tịch… Về việc số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử: Phòng Tư pháp cấp huyện đã rà soát, tổng hợp số lượng sổ hộ tịch, số lượng thông tin hộ tịch cần số hóa. Đến nay, có 05/30 quận, huyện đã số hóa sổ hộ tịch với tổng số: 1.823.384 trường hợp.
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy CĐS
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì việc từng bước hướng tới CĐS trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch cũng gặp những khó khăn cần tháo gỡ: Hệ thống chưa ổn định, ảnh hướng đến tiến độ giải quyết TTHC cho công dân; cơ sở hạ tầng CNTT, trình độ CNTT của đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch của nhiều địa phương cũng còn nhiều hạn chế; các quy định về quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử chưa hoàn thiện…
Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch hướng đến CĐS, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, sửa đổi các quy định có liên quan đến thủ tục đăng ký hộ tịch theo quy định tại Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành, tạo cơ sở pháp lý triển khai toàn diện việc đăng ký hộ tịch trực tuyến một cách toàn diện. Tập trung nguồn lực triển khai Dự án “xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử”, bảo đảm các mục tiêu nâng cấp, bổ sung và hoàn thiện hệ thống Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc phục vụ công tác đăng ký và quản lý hộ tịch…
Các Bộ, ngành đẩy nhanh việc xây dựng giải pháp tổng thể kết nối, chia sẻ dữ liệu số giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu quản lý của các cơ sở dữ liệu, phù hợp với các quy định của pháp luật về hộ tịch, pháp luật về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại