Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ họp thường lệ giữa năm 2022
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênQuang cảnh kỳ họp thứ 5 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 |
Kỳ họp dự kiến được tổ chức trong 4 ngày, từ ngày 5/7 đến 8/7/2022, tại trụ sở HĐND - UBND TP (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Kỳ họp dự kiến xem xét, thông qua 35 nội dung. Trong đó, có 16 báo cáo (11 báo cáo thường lệ, 5 báo cáo chuyên đề); 19 tờ trình, dự thảo Nghị quyết (1 Nghị quyết thường lệ, 18 Nghị quyết chuyên đề). Bên cạnh đó, kỳ họp sẽ dành 1 ngày để HĐND TP thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn về tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH, AN-QP và những vấn đề dân sinh bức xúc mà đại biểu HĐND TP và đông đảo cử tri, dư luận, Nhân dân Thủ đô quan tâm.
Đáng chú ý, kỳ họp sẽ xem xét 5 báo cáo chuyên đề gồm: Báo cáo giám sát chuyên đề của HĐND TP trong thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước của TP Hà Nội; báo cáo của UBND TP về sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội; báo cáo của UBND TP về việc thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 8/4/2022 của HĐND TP về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn TP Hà Nội; báo cáo của UBND TP về tình hình triển khai và tiến độ công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn TP; báo cáo của UBND TP về giao kế hoạch vốn đầu tư công và kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 của TP.
Trong số các nghị quyết chuyên đề, có một số Nghị quyết QPPL đáng chú ý sẽ được xem xét thông qua như: Về phân cấp quản lý Nhà nước giữa các cấp chính quyền địa phương của TP Hà Nội; quy định về chính sách thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô; quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC trên địa bàn TP Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực…
Trước kỳ họp thường lệ này của HĐND TP, hoạt động tiếp xúc cử tri dự kiến được tổ chức trong tuần từ ngày 6/6 đến 16/6 tại các đơn vị bầu cử. Sau kỳ họp, hoạt động tiếp xúc cử tri được tổ chức trong tuần từ ngày 15/7 đến 25/7 tại các đơn vị bầu cử.
Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ họp, Thường trực HĐND TP sẽ ban hành các văn bản tổ chức tiếp xúc cử tri và gửi tài liệu để đại biểu HĐND TP tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử; tổ chức khảo sát, tiếp xúc cử tri chuyên đề (nếu có); chỉ đạo, đôn đốc các tổ đại biểu HĐND TP phối hợp Thường trực HĐND, UBND, UB MTTQ các quận, huyện, thị xã tổ chức tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri và tổng hợp báo cáo về Thường trực HĐND TP ngay sau tiếp xúc cử tri.
Đồng thời, Thường trực HĐND TP sẽ phối hợp UBND TP trong chỉ đạo chuẩn bị và xem xét các nội dung tại kỳ họp; phân công các Ban HĐND TP phối hợp UBND TP và các Sở, ngành chức năng trong quá trình chuẩn bị nội dung trình kỳ họp; tổ chức thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo Nghị quyết theo chức năng, nhiệm vụ và phân công của Thường trực HĐND TP; chỉ đạo Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP phối hợp Văn phòng UBND TP và các cơ quan chức năng chuẩn bị các điều kiện phục vụ kỳ họp đảm bảo chu đáo, chất lượng...
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại