Chủ nhật 25/08/2024 18:18

Chiêu trò trong nghề “đấu giá đất bán chênh”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Khi đất đấu giá cao bất thường gần đây cho thấy nguy cơ biến nghề “đấu giá bán chênh” thành một loại hàng hóa mới trên thị trường bất động sản. Và không loại trừ là chiêu trò của các nhóm đầu cơ, môi giới thổi giá nhằm trục lợi…
Chiêu trò trong nghề “đấu giá đất bán chênh”
Để ngăn chặn tình trạng đấu giá đất mất kiểm soát, cần có những biện pháp quyết liệt và đồng bộ từ phía chính quyền (ảnh: Khu đất được đấu giá tại huyện Hoài Đức, Hà Nội) Ảnh: Minh Đức

Các chiêu trò thổi giá đất

Nhìn nhận sau đấu giá, các lô đất được chào bán công khai ở khu vực ngoại thành Hà Nội cho thấy, mức giá trúng cao gấp nhiều lần so giá khởi điểm không chỉ thể hiện sự thao túng giá mà còn cho thấy sự cạnh tranh gay gắt trong các phiên đấu giá. Trước tình trạng hàng nghìn nhà đầu tư, người dân vất vả cả ngày đêm để tham gia đấu giá vài chục lô đất và đã “đẩy giá” trúng một số khu vực lên mức phi thực tế, nhiều nhà chuyên môn, phải chăng đang có chuyện tranh thủ dịp đấu giá đất công khai này tạo cơ hội cho chính các đối tượng đầu cơ chuyên nghiệp, môi giới đất hưởng lợi khi tạo được mặt bằng giá đất mới để bán được những lô đất lớn đang sở hữu.

TS. Trần Xuân Lượng - Viện Phó Viện Nghiên cứu và Đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam cho rằng: một trong những chiêu trò đó là chiến thuật của nhóm đầu cơ này là tham gia đấu giá với mục tiêu đẩy giá lên cao, sau đó nhanh chóng bán lại với mức chênh lệch lớn. Họ không có ý định phát triển trên đất, mà chỉ chờ cơ hội để thu lợi ngắn hạn, làm biến động thị trường và gây khó khăn cho những người có nhu cầu thực sự.

Chuyên gia Phạm Đức Toản, CEO CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ Việt Nam (EZ Property) nhìn nhận, sau đấu giá, các lô đất được chào bán công khai với giá chênh lên đến hàng trăm triệu đồng thì đất đấu giá có nguy cơ biến thành một loại hàng hóa mới trên thị trường bất động sản và nghề “đấu giá bán chênh” với những đội đấu giá chuyên nghiệp cũng xuất hiện.

Hậu quả của việc đấu giá đất mất kiểm soát là rất nghiêm trọng, làm méo mó thị trường và có thể gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế và xã hội. Điều đó dẫn đến trường bất động sản dễ rơi vào trạng thái "bong bóng". Giá trị đất đai bị thổi phồng vượt xa giá trị thực tế, nguy cơ “bong bóng” vỡ khi thị trường điều chỉnh. Sự sụp đổ của thị trường bất động sản có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính, làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư và gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.

Cần có những biện pháp quyết liệt

Như hiện nay, giá cả do thị trường quyết định. Việc nhu cầu bất động sản của người dân, bao gồm: nhu cầu ở thực và nhu cầu đầu tư, thậm chí đầu cơ… là rất lớn. Trong khi phân khúc chung cư đã đạt mức giá cao, đất nền với pháp lý “sạch” trở nên hấp dẫn. Các thống kê cho thấy số lượng tiền gửi ngân hàng và lượng tiền trong dân là rất dồi vào và đương nhiên người dân có nhu cầu đầu tư. Không thể phủ nhận bất động sản vẫn là lĩnh vực đầu tư ưa thích của đông đảo người dân.

Cuộc đấu giá đất ở ngoại thành Hà Nội đã gây xôn xao dư luận khi thu hút đông đảo người tham gia và giá trúng đấu giá của nhiều lô cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. Một số chuyên gia cho rằng:

Tại Điều 159 Luật Đất đai 2024 quy định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với những thửa đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật sẽ là giá theo bảng giá đất. Do bảng giá đất hiện nay tương đối thấp so giá giao dịch trên thị trường nên giá khởi điểm để tổ chức đấu giá rất thấp, tạo ra sức hấp dẫn lớn với người dân, nhiều người cảm thấy cơ hội “thắng lớn” nếu trúng đấu giá.

Để ngăn chặn tình trạng đấu giá đất mất kiểm soát, cần có những biện pháp quyết liệt và đồng bộ từ phía chính quyền. Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện dữ liệu thông tin đất đai, đặc biệt là dữ liệu về giá đất. Việc định giá đất cần phải dựa trên các tiêu chí khách quan, khoa học và minh bạch, tạo cơ sở để thực hiện đấu giá đất một cách công bằng và chính xác. Đồng thời, dữ liệu này cũng sẽ giúp cơ quan thuế tính toán chính xác nghĩa vụ tài chính đối với các giao dịch đất đai, từ đó giảm thiểu tình trạng đầu cơ và gian lận thuế.

Để bảo đảm công tác đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng và việc vận hành thị trường bất động sản nói chung một cách hiệu quả, đúng quy định, ngoài triển khai thực hiện các quy định mới liên quan đến lĩnh vực bất động sản theo các luật mới được thông qua (Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu giá tài sản…); các cấp, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TƯ (ngày 16/6/2022) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, trong đó cần sớm cụ thể hóa “Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang”.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra quan điểm: “Để đạt được“thị trường, minh bạch, công bằng, toàn diện” thị trường là tập trung toàn bộ các loại hình bất động sản, chứ không xoay quanh một phân khúc cụ thể. Luật Đất đai không giải quyết được toàn diện vấn đề giá trị sử dụng đất. Chỉ dùng mỗi Luật Đất đai, giá đất chỉ có tăng không giảm, thậm chí tăng phi mã là điều không hề bất bình thường”.
Đấu giá đất ở huyện Hoài Đức, Hà Nội: Giá cao nhất gấp nhiều lần giá khởi điểm
Hà Nội: huyện Hoài Đức tạm hoãn đấu giá đất ngày 26/8
Nguyễn Vũ - Hải Anh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động