Thứ sáu 22/11/2024 08:56

Chiêu lừa “con đang cấp cứu, chuyển tiền gấp”: Những lưu ý giúp phụ huynh không bị mắc bẫy

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nghe tin con bị cấp cứu cần mổ gấp, nhiều người không chần chừ chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo. Theo các chuyên gia, đây là chiêu “thao túng tâm lý” và không có chuyện cơ sở y tế yêu cầu chuyển tiền rồi mới phẫu thuật.
Người dân cần cẩn trọng với các cuộc gọi yêu cầu chuyển tiền. Ảnh minh họa
Người dân cần cẩn trọng với các cuộc gọi yêu cầu chuyển tiền. Ảnh minh họa

Kịch bản lừa đảo được chuẩn bị bài bản

Chị T. V. K., ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, cách đây ít hôm, chị nhận được cuộc gọi từ đầu số 0567.760.XXX cho biết, cháu Tiến (tên con chi, đang học lớp 8) vừa bị TNGT, mới đưa vào BV Nhi Trung ương cấp cứu và cần phải nộp tiền phẫu thuật gấp. Qua điện thoại, chị cũng nghe tiếng xe còi cứu thương và tiếng người hô lấy kìm, kẹp…

Lo sợ đến tính mạng của con, chị định chuyển 5 triệu đồng theo yêu cầu của đối tượng gọi điện rồi chạy đến bệnh viện. Nhưng rồi, chị chợt nhớ con cũng có điện thoại nên gọi cho con. Thấy mẹ gọi, bé bảo đang ngồi trong lớp học. "May mà mình tỉnh táo gọi điện cho con. Nếu chuyển tiền ngay thì lại mất mấy triệu đồng rồi", chị chia sẻ.

Thực tế, đã không ít phụ huynh nhận được cuộc gọi thông báo con bị tai nạn phải nhập viện cấp cứu và yêu cầu phụ huynh chuyển tiền. Có trường hợp phụ huynh cả tin, chuyển tiền luôn, sau đó không còn liên lạc được với số điện thoại vừa gọi nữa mới hay bị lừa.

Mới đây, CA quận Nam Từ Liêm, Hà Nội tiếp nhận đơn trình báo của chị V.T.H., SN 1978, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội về việc khi chị đang làm việc tại Cty ở KCN Từ Liêm thì nhận được điện thoại từ số +84707118406 tự xưng là giáo viên, thông báo con chị là cháu L.G.B. đang học lớp 10A1 Trường chuyên KHTN bị ngã từ tầng 3 của trường, đang cấp cứu tại BV Việt Đức trong tình trạng nguy kịch. Sau đó chị được nối máy đến đối tượng tự xưng là bác sĩ yêu cầu chuyển tiền để làm thủ tục nhập viện và phẫu thuật gấp. Chị H. đã 2 lần chuyển tiền với tổng số tiền là 200 triệu vào tài khoản do đối tượng yêu cầu. Sau khi chuyển tiền, chị H. liên lạc với nhà trường thì biết bị lừa nên đã đến CQCA trình báo.

CQCA cũng nhanh chóng đưa ra
CQCA cũng nhanh chóng đưa ra khuyến cáo người dân phòng chống thủ đoạn gọi điện thông báo người thân bị tại nạn, cần tiền cấp cứu

Trước đó, hồi 15h30 ngày 13/3, anh L.X.H., SN: 1980, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội đang làm việc thì nhận được điện thoại từ số 0774.105.315, giới thiệu là giáo viên thông báo con gái anh là L.T.M. hiện là sinh viên trường đại học trên đường Hoàng Quốc Việt ngã từ tầng 3 bị thương nặng đang cấp cứu tại BV 354, yêu cầu anh H. chuyển ngay số tiền 40 triệu vào tài khoản do đối tượng ấn định để làm thủ tục mổ ngay. Sau khi chuyển tiền, anh H. kiểm tra lại với nhà trường thì phát hiện mình bị lừa nên đã trình báo CQCA.

Có thể thấy, các đối tượng lừa đảo đã lên kịch bản một cách rất bài bản, “điểm” trúng vào tâm lý của các bậc phụ huynh vì quá lo lắng cho an toàn, tính mạng của con cái nên đã thiếu cảnh giác. Những vụ việc trên để lại hậu quả thiệt hại lớn về tài sản, gây tâm lý hoang mang trong phụ huynh, học sinh, sinh viên cũng như bệnh viện.

Cẩn trọng khi đưa thông tin cá nhân và người thân lên mạng xã hội

Ông Nguyễn Văn Tùng, Giám đốc Cty TNHH tin học Khánh Vy cho biết, trước khi tiến hành lừa đảo, các đối tượng lừa đảo cũng phải nắm được thông tin cơ bản của những đối tượng định lừa, bao gồm họ tên, trường học, nơi công tác.

Về dữ liệu cá nhân, ông Tùng cho rằng mà các đối tượng lừa đảo có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Ví như trường học, các trung tâm học thêm, các trung tâm dạy kỹ năng sống, bể bơi...

Đặc biệt, hiện nay với sự phát triển của mạng xã hội nhiều phụ huynh thường chia sẻ thông tin của con. Vì thế, thông tin cá nhân bị lọt khá nhiều trên không gian mạng, nhưng không mấy ai để ý. Từ nguồn thông tin này, kẻ xấu có thể tìm kiếm thông tin này trên tài khoản cá nhân. Người dùng thường xuyên chia sẻ thông tin, hình ảnh của bản thân, con cái dẫn đến lộ thông tin cá nhân một cách tình cờ mà không biết.

Một nguy cơ làm lộ, lọt thông tin khác chính từ những dịch vụ bản thân hoặc Cty của mình đang sử dụng. Ví như hãng hàng không, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, vui chơi, nghỉ dưỡng... khi phụ huynh, học sinh khai báo thông tin để làm thẻ khách hàng thì có thể bị bán dữ liệu ra ngoài.

Ngoài ra, nạn mua bán thông tin cá nhân cũng đang diễn ra rất phức tạp. Thực tế, hiện thông tin cá nhân được chào bán với giá rất rẻ. Nhờ đó, kẻ lừa đảo còn có thể biết biết tên, địa chỉ, nghề nghiệp, thậm chí là mức thu nhập...

“Người dân nên hạn chế chia sẻ thông tin, hình ảnh cá nhân, con cái, danh tính của mình lên mạng xã hội. Nếu đã và đang chia sẻ rồi thì nên xóa đi. Cùng với đó, những dịch vụ mà mình đã đăng ký mà không còn nhu cầu nữa nên được hủy bỏ để hạn chế bớt việc các đơn vị giữ thông tin của mình”, ông Tùng nói.

Đồng quan điểm, chuyên gia tâm lý, TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội cũng cho rằng: Đây là phương thức lừa đảo tinh vi, đánh trúng vào tâm lý để gây khó khăn khiến phụ huynh khó có thể phát giác xử lý vấn đề. Vì thế, trong một số trường hợp, việc phụ huynh vội vàng chuyển tiền là có thể hiểu được.

Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia tâm lý này, phụ huynh hoàn toàn có thể tránh được bẫy của kẻ gian ở các tình huống tương tự khi bình tĩnh xác minh thông tin từ các nguồn đáng tin cậy như giáo viên chủ nhiệm, bạn bè của con và nắm rõ một số nguyên tắc về quy trình làm việc của bệnh viện, nhà trường.

"Chậm lại" và không thực hiện theo yêu cầu ngay lập tức là điều kiện tiên quyết để tránh sập bẫy lừa đảo. "Cách tốt nhất là bình tĩnh và sau đó nên xác nhận lại thông tin với bệnh viện và trường mà con đang học. Trường hợp nghi vấn đối tượng giả mạo người thân trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo ngay cho CQCA gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời," chuyên gia này cho biết.

Nhận định về tình trạng một số phụ huynh sập bẫy kẻ lừa đảo gần đây, đặc biệt là trường hợp giả danh thầy giáo đưa học sinh vào cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai như vừa nêu ở trên, TS.BS Dương Đức Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản lý, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Bệnh viện Bạch Mai cũng như các bệnh viện khác, bao giờ cũng đặt việc cứu tính mạng người bệnh là trên hết, đặc biệt là các trường hợp tối khẩn cấp như chấn thương sọ não nên không có chuyện yêu cầu người nhà bệnh nhân phải nộp tiền mới được vào mổ.

Điều này đã trở thành nguyên tắc “bất di bất dịch” của ngành y, được thể hiện trong quy chế của bệnh viện và trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh, để đơn giản hoá thủ tục hành chính. Trong trường hợp người bệnh được đưa vào cấp cứu không có người nhà đi cùng, Trưởng tua trực chịu trách nhiệm ký giấy mổ mà không cần có người nhà đồng ý.

Theo TS.BS Hùng, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị tai nạn được người đi đường đưa vào Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện vẫn tập trung nhân lực, vật lực cấp cứu người bệnh, không yêu cầu bệnh nhân phải nộp tiền và phải có người nhà mới được cấp cứu hay phẫu thuật. Khi nào người nhà đến thì hoàn thiện thủ tục, nộp viện phí sau. “Vì vậy, khi phụ huynh nghe điện thoại nói con bị tai nạn vào cấp cứu, yêu cầu nộp tiền cho bệnh viện thì mới được mổ thì phải nâng cao cảnh giác vì điều này không đúng, tuyệt đối không tin mà vội vàng chuyển tiền”, TS.BS Hùng cảnh báo.

Ông Hoàng Hữu Trung, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng - Khoa học công nghệ, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, chiêu trò lừa đảo này không mới, tuy nhiên, nó đánh vào tâm lý phụ huynh thường lo lắng khi biết tin con gặp chuyện nên dễ bị lừa. Vì vậy, phụ huynh phải hết sức cảnh giác. Nếu nhận được bất kỳ thông tin, cuộc gọi từ số điện thoại lạ phản ánh về con em mình, việc đầu tiên phụ huynh cần làm là liên hệ ngay với nhà trường để xác minh.

“Một số trường hợp kẻ xấu gọi điện liên hệ, mạo danh là giáo viên đang dạy bộ môn của lớp. Vì vậy, phụ huynh cần gọi điện đến giáo viên chủ nhiệm để xác minh”, ông Trung nói và cho biết Sở sẽ yêu cầu các trường có số máy thường trực để phụ huynh liên lạc, tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin.

Thêm 2 phụ huynh bị lừa 250 triệu đồng bằng chiêu “con bị chấn thương sọ não”
Công an TP Hồ Chí Minh cảnh báo cuộc gọi lừa chuyển tiền vì "con cấp cứu"
Chiêu “thao túng tâm lý” khiến nhiều phụ huynh dễ dàng mắc bẫy
Sở GD&ĐT Hà Nội cảnh báo kịch bản "con đang cấp cứu"
Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Bắt gã thanh niên đập kính ô tô trộm cắp máy tính ở Hải Phòng

Bắt gã thanh niên đập kính ô tô trộm cắp máy tính ở Hải Phòng

Ngày 22/11, thông tin từ Công an TP Hải Phòng cho biết, Công an huyện Vĩnh Bảo vừa bắt đối tượng đập kính ô tô trộm cắp máy tính.
Hàng chục người bị lừa tiền liên quan đến thẻ tín dụng ngân hàng

Hàng chục người bị lừa tiền liên quan đến thẻ tín dụng ngân hàng

Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Vũ Huy Nguyên để điều tra về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Lý do người phụ nữ ở Đan Phượng bỗng nhiên mất hơn 100 triệu đồng

Lý do người phụ nữ ở Đan Phượng bỗng nhiên mất hơn 100 triệu đồng

Mới đây, một người phụ nữ ở huyện Đan Phượng, Hà Nội bị mất hơn 100 triệu đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo".
Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Phong (SN 1983, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Duy Đức Tuấn, SN 1974, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương (Cty Thái Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Viết Sơn, SN 1962, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt 2 đối tượng nguy hiểm, thu giữ súng, đạn và nhiều chất nghi là ma túy.
Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Y2 phát hiện đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.
Nhiều đối tượng phạm pháp “sa lưới” lực lượng 141

Nhiều đối tượng phạm pháp “sa lưới” lực lượng 141

Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội thông tin, trong 3 đêm cuối tuần từ 8-10/11/2024, các tổ công tác 141 đã phát hiện 9 vụ việc...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động