Thứ bảy 23/11/2024 08:48

Chiếm giữ trái phép tiền chuyển nhầm là vi phạm pháp luật hình sự

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chuyển nhầm tiền cho người khác sau đó bị chiếm giữ nhưng không ít người đòi lại không được và đành chịu mất. Song, chuyên gia pháp lý cho rằng, hành vi chiếm giữ tiền hoặc tài sản do người khác chuyển nhầm mà cố tình không trả lại là vi phạm pháp luật hình sự.
CA quận Thanh Khê tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Trương Thị Vân Anh
CA quận Thanh Khê tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Trương Thị Vân Anh

Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi vi phạm pháp luật

Ngày 22/2, CQCSĐT CA quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Trương Thị Vân Anh, SN 1987, trú phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội về tội “Chiếm giữ trái phép tài sản” quy định tại khoản 2 Điều 176, BLHS năm 2015.

Theo đó, khoảng đầu tháng 12/2022, chị T.T.C.G., trú phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đến chi nhánh một ngân hàng trên đường Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê để chuyển số tiền 314,5 triệu đồng cho bạn hàng, nhưng chuyển nhầm vào tài khoản của Trương Thị Vân Anh tại ngân hàng Techcombank. Sau khi phát hiện chuyển nhầm tiền, chị G. đã đến ngân hàng nơi chuyển tiền nhờ hỗ trợ.

Tuy nhiên, mặc dù được phía ngân hàng và chị G. thông báo về việc chuyển nhầm tiền nhưng bị can Vân Anh vẫn không trả lại mà cố tình chuyển số tiền đã nhận sang một tài khoản khác của mình mở tại MBBank rồi dùng số tiền đó để trả nợ và tiêu xài cá nhân.

Nhận được trình báo của chị G., CA quận Thanh Khê đã điều tra, xác minh và đề nghị phong tỏa, thu hồi được số tiền 205 triệu đồng từ tài khoản của Trương Thị Vân Anh để trả lại cho bị hại. Trương Thị Vân Anh khai nhận vì nợ nần và cần tiền tiêu xài nên đã thực hiện hành vi phạm tội nêu trên. CQCSĐT CA quận Thanh Khê đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Cũng vào cuối tháng 12/2022, bác sỹ Đường Hoàng Lương, BV XanhPon, Hà Nội đã gửi đơn tố giác tội phạm tới CA quận Ba Đình, Hà Nội tố giác ông Nguyễn Tuấn Anh, trú tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội có hành vi chiếm giữ trái phép số tiền gần 75 triệu đồng của bác sỹ Lượng. Trước đó, chiều ngày 24/11/2022, bác sỹ Lương đi xe grap do ông Nguyễn Tuấn Anh điều khiển, di chuyển từ BV Đa khoa Nông nghiệp về BV XanhPon.

Số tiền bác sỹ Lương phải trả là 75.000 đồng nhưng do có công việc gấp nên đã chuyển nhầm số tiền 75 triệu đồng vào tài khản của ông Nguyễn Tuấn Anh mở tại MBbank. Sau khi phát hiện sự việc, bác sỹ Lương đã đến Viettinbank nhờ giúp đỡ. Bác sỹ Lương cũng đã nhiều lần gọi điện yêu cầu ông Nguyễn Tuấn Anh trả lại số tiền đã chuyển nhầm nhưng ông này nhất định không trả. Thấy hành vi chiếm giữ số tiền của ông Nguyễn Tuấn Anh có dấu hiệu tội phạm nên bác sỹ Lương đã gửi đơn tố giác tội đến CQCA. Hiện, CA quận Ba Đình đã tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm của bác sỹ Lương và đang tiến hành xác minh, giải quyết theo quy định trong BLTTHS.

Mức phạt cao nhất lên tới 5 năm tù giam

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, tình trạng chuyển tiền nhầm vào tài khoản người khác diễn ra khá nhiều trong thời gian qua, việc xử lý lấy lại tài sản thì vô cùng khó khăn.

Khoản 1 Điều 579, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu; nếu không tìm được chủ sở hữu thì phải giao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”. Như vậy, hành vi nhận tiền do người khác chuyển nhầm mà không trả lại là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cũng theo luật sư Nguyễn Hồng Thái, về xử phạt hành chính, người không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng nếu sử dụng trái phép số tiền người khác chuyển nhầm; Phạt từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng nếu chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, người không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Chiếm giữ trái phép tài sản” quy định tại Điều 176, BLHS năm 2015. Theo đó, người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 - 50.000.000 đồng và bị phạt tù cao nhất là 5 năm tù.

Tội “Sử dụng trái phép tài sản” quy định tại Điều 177, BLHS năm 2015 quy định, khi sử dụng số tiền bị chuyển nhầm trái phép sẽ bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng và bị phạt tù cao nhất là 7 năm tù giam.

Với những hình phạt trên, luật sư Nguyễn Hồng Thái cho rằng, việc người nhận được tiền chuyển nhầm nếu không trả lại rõ ràng đã vi phạm pháp luật. Nếu có bằng chứng chứng minh rằng phía chủ sở hữu số tiền chuyển nhầm hoặc cơ quan có trách nhiệm đã có yêu cầu trả lại số tiền, người nhận được tiền biết nhưng vẫn cố tình không trả lại hoặc tiêu xài số tiền đó thì người nhận được tiền đã có dấu hiệu phạm tội “Chiếm giữ trái phép tài sản” theo Điều 176, BLHS năm 2015. Nếu người vi phạm bị xử lý hình sự về tội danh này thì ngoài hình phạt tù, người vi phạm sẽ phải trả lại, bồi thường cho chủ sở hữu số tiền bị chiếm đoạt.

“Trường hợp người nhận được tiền chuyển nhầm chiếm giữ, sử dụng tiền khi chủ sở hữu và cơ quan chức năng chưa có động thái đòi lại tiền, hoặc có đòi lại nhưng do nhiều nguyên nhân về phương tiện, cách thức liên lạc... dẫn đến người nhận được tiền không hề biết. Trường hợp này, việc làm của người nhận được tiền chưa đủ yếu tố để cấu thành tội phạm mà chỉ là vi phạm nghĩa vụ dân sự hoàn trả lại tài sản mình chiếm hữu không có căn cứ pháp luật theo Điều 579, BLDS năm 2015.

Theo đó, người có hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả lại chủ sở hữu hoặc bàn giao cho cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nếu chiếm giữ, sử dụng thì người đó sẽ phải hoàn lại và bồi thường các thiệt hại phát sinh cho chủ sở hữu”, luật sư Thái cho hay.

Tại dự thảo thay thế Nghị định 101 về thanh toán không dùng tiền mặt đang được đưa ra lấy ý kiến, Ngân hàng Nhà nước đưa ra quy định cho phép các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được quyền phong tỏa tài khoản người nhận khi phát hiện nhầm lẫn, sai sót. Theo các ngân hàng, đây là quy định cần thiết và khi chính thức được ban hành sẽ giúp khách hàng lấy lại số tiền chuyển nhầm dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, theo các NH, cần có hướng dẫn chi tiết vì phân biệt thế nào là khoản tiền chuyển nhầm để thực hiện phong tỏa theo yêu cầu của người chuyển thực sự không dễ. Bởi thực tế, có trường hợp chuyển nhầm tiền do ghi sai số tài khoản hoặc do nhân viên ngân hàng gõ sai số. Cũng có nhiều trường hợp bản chất là tranh chấp tài sản. Ví dụ, hai bên thỏa thuận chuyển khoản đặt cọc tiền để mua xe, mua nhà nhưng sau đó không đi đến thỏa thuận nên bên mua "vỡ kèo", đến báo với ngân hàng là chuyển nhầm tiền.

Đăng tải clip, hình ảnh bạo lực, cá nhân bị lột đồ, đánh đập là vi phạm pháp luật
Nghệ An: Bị bắt vì giữ người trái pháp luật và yêu cầu viết giấy nợ
Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Truy tìm Lại Thị Hằng - đối tượng lừa đảo chạy án

Truy tìm Lại Thị Hằng - đối tượng lừa đảo chạy án

Ngày 23/11, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết đang truy tìm đối tượng lừa đảo chạy án.
Hà Nội: bắt kẻ cướp ô tô, đánh chết người ở huyện Sóc Sơn

Hà Nội: bắt kẻ cướp ô tô, đánh chết người ở huyện Sóc Sơn

Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Vĩnh Phúc: bắt giữ 4 đối tượng có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Vĩnh Phúc: bắt giữ 4 đối tượng có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Phát hiện tại một căn hộ trong Khu đô thị VCI thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có 4 đối tượng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Phong (SN 1983, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Duy Đức Tuấn, SN 1974, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương (Cty Thái Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Viết Sơn, SN 1962, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt 2 đối tượng nguy hiểm, thu giữ súng, đạn và nhiều chất nghi là ma túy.
Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Y2 phát hiện đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.
Nhiều đối tượng phạm pháp “sa lưới” lực lượng 141

Nhiều đối tượng phạm pháp “sa lưới” lực lượng 141

Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội thông tin, trong 3 đêm cuối tuần từ 8-10/11/2024, các tổ công tác 141 đã phát hiện 9 vụ việc...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động