Thứ hai 27/03/2023 21:10

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Hỗ trợ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử kê khai, nộp thuế; đẩy mạnh phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn; thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;... là những thông tin, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 3-7/10/2022.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh

Hỗ trợ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử kê khai, nộp thuế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 889/CĐ-TTg về nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương phối hợp với các Bộ, cơ quan:

Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 tại Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có các giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) như hoàn thiện thể chế quản lý thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, sản xuất thông minh, giao dịch xuyên biên giới…

Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là cá nhân kinh doanh TMĐT kê khai, nộp thuế theo quy định; phối hợp, hướng dẫn các nhà cung cấp nước ngoài tuân thủ pháp luật khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế đối với TMĐT, áp dụng các công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý rủi ro đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số.

Tiếp tục phối hợp, trao đổi, kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu với các Bộ, cơ quan liên quan; hoàn thiện việc sửa đổi chính sách, pháp luật để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh xuyên biên giới.

Nghiên cứu, xây dựng nội dung tham gia đàm phán các Hiệp định đa phương về quyền đánh thuế đối với thu nhập từ kinh tế số.

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị đẩy mạnh phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 5/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phân bổ, hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, rà soát từng dự án, đặc biệt là các dự án khởi công mới, kiểm soát chặt chẽ sự cần thiết, phạm vi, quy mô từng dự án theo đúng quy hoạch, định hướng, mục tiêu đã được duyệt, bảo đảm hiệu quả đầu tư, kết quả đầu ra của từng dự án…

Bổ sung quy định về biên tập nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu

Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Nghị định 71/2022/NĐ-CP bổ sung mới điều 20a về biên tập, phân loại, biên dịch nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu.

Tiêu chí nhập khẩu đối với các thiết bị in

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Nghị định 72/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in và Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28/2/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP.

Trong đó, Nghị định quy định cụ thể tiêu chí nhập khẩu đối với các thiết bị in.

Chính phủ kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm

Theo Nghị quyết 126/NQ-CP, từ nay đến cuối năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, Chính phủ kiên định mục tiêu ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Trong đó, đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2%; rà soát giảm thuế, phí, lệ phí; đẩy mạnh cơ cấu lại các lĩnh vực; hoàn thiện thể chế, pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Theo Nghị quyết số 131/NQ-CP của Chính phủ, về cải cách thủ tục hành chính, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cắt giảm quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các Bộ, cơ quan ngang Bộ rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trước ngày 30/9 hàng năm.

Trong đó, tiếp tục thúc đẩy cải cách quy định trong các lĩnh vực quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đăng ký đất đai và quản lý hành chính đất đai theo các giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ.

Tổ chức thực thi ngay các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ, ưu tiên áp dụng hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ được phê duyệt đối với các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính Nhà nước theo Kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022.

Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tọa đàm và trao đổi về chính sách, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh được các tổ chức, cá nhân quan tâm, phản ánh về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn.

Bộ Tài chính trình Chính phủ trong tháng 11/2022 Nghị định về kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia.

Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính xây dựng, quản lý, phát triển, vận hành hiệu quả Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh; theo dõi, hướng dẫn và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025, thực thi phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính và triển khai rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước. Công khai kết quả đánh giá nỗ lực cải cách quy định kinh doanh của các bộ, cơ quan trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ…

Cơ cấu tổ chức mới của Văn phòng Chính phủ

Theo Nghị định 79/2022/NĐ-CP, về cơ cấu tổ chức, Văn phòng Chính phủ có 20 đơn vị gồm: 1- Vụ Tổng hợp; 2- Vụ Pháp luật; 3- Vụ Kinh tế tổng hợp; 4- Vụ Công nghiệp; 5- Vụ Nông nghiệp; 6- Vụ Khoa giáo - Văn xã; 7- Vụ Đổi mới doanh nghiệp; 8- Vụ Quan hệ quốc tế; 9- Vụ Nội chính; 10- Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ; 11- Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Vụ I); 12- Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể; 13- Vụ Thư ký - Biên tập; 14- Vụ Hành chính; 15- Vụ Tổ chức cán bộ; 16- Vụ Kế hoạch tài chính; 17- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính; 18- Cục Quản trị; 19- Cục Hành chính - Quản trị II; 20- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Các đơn vị nêu trên là các tổ chức hành chính.

Chấn chỉnh ngay khuyết điểm trong công tác phòng, chống tham nhũng

Tại Công văn số 890/TTg –V.I ngày 3/10/2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấn chỉnh ngay những khuyết điểm trong công tác phòng, chống tham nhũng; kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, liêm chính, không tham nhũng…

6 giải pháp trọng tâm để phát triển thị trường KHCN hiệu quả, hiện đại

Tại Thông báo 317/TB-VPCP ngày 5/10/2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập.

Trong đó, đẩy mạnh kết nối liên thông, tiến tới đồng bộ hóa thị trường khoa học và công nghệ với các thị trường hàng hóa, dịch vụ, lao động và tài chính. Đẩy mạnh hợp tác công tư, huy động vốn từ doanh nghiệp, người dân, và xã hội để phát triển thị trường khoa học và công nghệ.

Tập trung xây dựng và triển khai thí điểm chính sách tạo động lực thương mại hoá, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ nguồn ngân sách Nhà nước, hợp tác công - tư và đầu tư tư nhân vào sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng chính sách chấp nhận rủi do trong hoạt động khoa học và công nghệ; khuyến khích hợp tác công - tư và đầu tư tư nhân trong các dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ.

Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ lõi thông qua các viện nghiên cứu, trường đại học để giải mã, hấp thụ và làm chủ công nghệ, đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Quy định chế độ, chính sách đặc thù cho lực lượng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH)

Tại Thông báo 319/TB-VPCP ngày 5/10/2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất bổ sung công việc về CNCH vào danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; điều chỉnh công việc chữa cháy vào danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và quy định chế độ, chính sách đặc thù cho lực lượng chữa cháy và CNCH phù hợp với tính chất công việc, điều kiện của đất nước và cân đối với lực lượng khác (hoàn thành trong quý I năm 2023).

Tiếp tục xây dựng 2 trường đại học trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1156/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể "Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật".

Mục tiêu tổng quát của Đề án là tiếp tục tập trung nguồn lực xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật; trung tâm nghiên cứu và truyền bá pháp lý hàng đầu trong các cơ sở đào tạo pháp luật của Việt Nam, có vai trò dẫn dắt trong hệ thống các cơ sở đào tạo luật của cả nước, có uy tín trong khu vực Đông Nam Á và thế giới."

Quang Trung
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội: Phân công công tác của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND TP

Hà Nội: Phân công công tác của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND TP

Ngày 27/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký Quyết định số 1739/QĐ-UBND về việc phân công công tác của Chủ tịch UBND TP, các Phó Chủ tịch UBND TP và các Ủy viên UBND TP nhiệm kỳ 2021-2026.
Việt Nam đề nghị UNFPA tiếp tục hỗ trợ xây dựng, triển khai các chính sách an sinh – xã hội

Việt Nam đề nghị UNFPA tiếp tục hỗ trợ xây dựng, triển khai các chính sách an sinh – xã hội

Tiếp tục chương trình tham dự Hội nghị Liên hợp quốc Rà soát toàn diện giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu của thập kỷ hành động “Nước vì sự phát triển bền vững” giai đoạn 2018 – 2022, ngày 23/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã tham dự với tư cách diễn giả chính tại Phiên đối thoại về hợp tác nước.
Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ để các dự án hợp tác với Nhật Bản được triển khai thuận lợi

Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ để các dự án hợp tác với Nhật Bản được triển khai thuận lợi

Ngày 24/3/2023, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tiếp ông Shimizu Akira, Trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam và giới thiệu Trưởng đại diện kế nhiệm Sugano Yuichi.
Công tác thi đua khen thưởng tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, kịp thời, hiệu quả

Công tác thi đua khen thưởng tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, kịp thời, hiệu quả

Năm qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở Tư pháp TP thực hiện tốt nhiệm vụ Trưởng Khu vực thi đua các TP trực thuộc Trung ương.
Hà Nội: Dự kiến trao tặng trên 120.000 suất quà cho người có công

Hà Nội: Dự kiến trao tặng trên 120.000 suất quà cho người có công

Theo Kế hoạch số 67/KH-UBND vừa được UBND TP Hà Nội xây dựng về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023), UBND TP Hà Nội dự kiến có 121.215 suất quà sẽ được gửi tặng tới các đối tượng với tổng kinh phí là 192.888.000.000 đồng.
Hà Nội: Sôi nổi các hoạt động ý nghĩa trong “Ngày Đoàn viên” năm 2023

Hà Nội: Sôi nổi các hoạt động ý nghĩa trong “Ngày Đoàn viên” năm 2023

Sáng 26/3, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Đoàn viên” năm 2023 tại trường THPT Quốc tế IVS Việt Nam (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội).
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Tăng cường công tác truyền thông chính sách; đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi, phát triển KTXH... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 18-24/3/2023.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; tập trung giải quyết những vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất; thành lập 5 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 13-17/3/2023.
Đâu là nguyên nhân chủ quan của việc du lịch Việt Nam “đi trước về chậm"?

Đâu là nguyên nhân chủ quan của việc du lịch Việt Nam “đi trước về chậm"?

Chỉ số về năng lực phát triển du lịch của Việt Nam tăng 8 bậc so với năm 2019, xếp hạng 52/117 nền kinh tế. Với 6/17 chỉ số trụ cột được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới, du lịch Việt Nam là một trong ba nước có mức tăng trưởng cao nhất. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn cần khắc phục.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn X
Phiên bản di động