Chế tài xử lý hành vi chia sẻ hình ảnh người khác lên mạng xã hội
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBài đăng về 1 nữ nhân viên công ty Samsung bị mắc HIV ầm ĩ thời gian trước đây. Ảnh: Việt Bắc |
Mạng xã hội - nơi chia sẻ hình ảnh người khác?
Mạng xã hội (MXH) ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại, MXH cũng đang trở thành nơi mà người ta vô tư chia sẻ các hình ảnh của người khác để trêu chọc, xúc phạm, bôi nhọ danh dự của họ.
Thông tin từ CA quận Hà Đông, Hà Nội, 1 năm trở lại đây đã tiếp nhận hơn 20 trường hợp người dân gửi đơn trình báo về việc bị xúc phạm danh dự trên MXH. CQCA cho biết, nguyên nhân chủ yếu là từ những mâu thuẫn trong làm ăn, trong quan hệ tình cảm và trong cuộc sống hàng ngày. Theo CA quận Hà Đông, lúc đầu là lời qua tiếng lại trên mạng.
Sau đó thì có thể dẫn ẩu đả gây mất an ninh trật tự. Mới đây, CQCA đã phải ra lệnh bắt tạm giam, xử lý hình sự, khởi tố 1 đối tượng để điều tra về tội làm nhục người khác. Do mâu thuẫn tình cảm, đối tượng đã có hành vi cắt ghép ảnh 1 người phụ nữ vào ảnh khỏa thân, rồi tung lên MXH để xúc phạm danh dự người này…
Hoặc trước đó, CA tỉnh Nguyên đã bắt giữ 3 đối tượng để điều tra về hành vi phát tán video có nội dung đồi truỵ, phao tin thất thiệt về 1 nữ nhân viên công ty Samsung lây nhiễm HIV cho nhiều người. Theo Bộ Luật hình sự, nhóm đối tượng này có thể bị phạt lên đến 3 năm tù về tội tung tin giả để vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác. Liên quan đến vụ việc này, CQCA cũng xử phạt 1 người phụ nữ 7,5 triệu đồng về cung cấp chia sẻ thông tin giả xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân.
Thực tế, nhiều người không biết rằng, mình nói, mình xúc phạm, mình tấn công người khác là mình đang vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, cho nên ở 1 khía cạnh nào đó người ta rất dễ dàng thoải mái trong việc thực hiện hay thể hiện phát ngôn của mình 1 cách thái quá.
Thực tế, không chỉ là những bình luận ác ý, mà các clip chửi thề, nói xấu cũng xuất hiện tràn lan. Một sự việc nghiêm trọng đã xảy ra vài năm trước khi một nữ sinh ở Đồng Nai uống thuốc tự tử do bị vu khống và xúc phạm trên MXH, dẫn đến khủng hoảng tâm lý trầm trọng.
Chế tài xử lý
Mới đây, Bộ Công an đã nêu chế tài xử lý hành vi chia sẻ hình ảnh của người khác lên MXH nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm. Cụ thể, Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình và việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý...
Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tố chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dút việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Việc quay lại các video về đời sống riêng tư người khác, sau đó chia sẻ các hình ảnh đó nhằm mục đích bôi nhọ nhân phẩm, danh dự của họ thì hành vi đó đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và quyền hợp pháp đối với hình ảnh cá nhân của bạn.
Trường hợp hành vi này gây hậu quả không nghiêm trọng thì người vi phạm bị xử phạt hành chính theo điểm g, khoản 3, Điều 102, Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Nếu hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Làm nhục người khác” theo Điều 155, Bộ luật Hình sự năm 2015 với mức phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù cao nhất đến 5 năm.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu về tội “Vu khống”, theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Như vậy, nếu người bị quay phim, rồi phát tán hình ảnh riêng tư trên MXH có thể làm đơn trình báo đến lực lượng chức năng để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Cảnh giác với shipper giả “giăng bẫy” người tiêu dùng online Với thủ đoạn lừa đảo tinh vi, thời gian qua đã có không ít người “sập bẫy” shipper giả mất hàng chục triệu đồng, thậm ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại