Châu Âu tiếp tục cắt giảm lãi suất lần thứ 4 trong năm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNgân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục giảm lãi suất trong nỗ lực kiểm soát lạm phát. (Ảnh: NB) |
Theo ECB, quá trình giảm phát đang diễn ra đúng hướng khi lạm phát tiến gần đến mục tiêu 2%. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế trong khu vực vẫn còn yếu. Dự báo từ Ủy ban điều hành Liên minh châu Âu cho thấy khối sẽ chỉ tăng trưởng 0,8% trong năm 2024 và 1,3% trong năm 2025.
“Các điều kiện tài chính đang được nới lỏng nhờ các đợt cắt giảm lãi suất gần đây, giúp các khoản vay mới ít tốn kém hơn đối với doanh nghiệp và hộ gia đình”, ECB tuyên bố. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ vẫn còn hạn chế và các đợt tăng lãi suất trước đây vẫn đang tác động đến lượng tín dụng chưa thanh toán.
Chủ tịch ECB - Christine Lagarde nhấn mạnh rằng rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế vẫn nghiêng về phía giảm, với những yếu tố như ma sát trong thương mại toàn cầu và niềm tin thấp từ cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp.
ECB bắt đầu chu kỳ giảm lãi suất vào tháng 6/2024 nhằm đối phó với nền kinh tế suy yếu trong khu vực. Chính sách này nhằm khuyến khích vay vốn, tăng chi tiêu và đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng.
Dù vậy, sự không chắc chắn vẫn bao trùm khi ECB chưa xác định rõ mức lãi suất trung lập, điểm mà chính sách tiền tệ không còn thúc đẩy cũng như không kiềm chế tăng trưởng.
Nhà kinh tế trưởng Mark Wall của Deutsche Bank nhận định: "ECB tiếp tục mô tả các điều kiện tài chính là chặt chẽ nhưng đã giảm dần nhấn mạnh vào việc duy trì chính sách hạn chế. Điều này báo hiệu xu hướng nới lỏng rõ ràng hơn trong thời gian tới".
Khu vực đồng tiền chung châu Âu còn đối mặt với mối đe dọa từ chính sách thương mại toàn diện mà Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể áp dụng vào năm 2025. Viễn cảnh này làm tăng thêm sự không chắc chắn, ảnh hưởng đến niềm tin của các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Thông điệp của ECB thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ nền kinh tế thông qua các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, việc tìm kiếm điểm cân bằng giữa kích thích tăng trưởng và kiểm soát lạm phát sẽ tiếp tục là bài toán khó cho các nhà hoạch định chính sách trong thời gian tới.
Nga lấy lại vị thế số 1 tại châu Âu sau hai năm Tháng 9/2024 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi Nga lần đầu tiên kể từ năm 2022 trở lại vị trí nhà cung cấp khí ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại