Thứ ba 26/11/2024 12:00

Châu Âu đối mặt với nguy cơ thiếu trầm trọng dầu diesel

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Châu Âu hiện đang là khu vực đối mặt với nguy cơ thiếu trầm trọng dầu diesel khi mà các nhà máy lọc dầu không thể đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết.
Châu Âu đối mặt với nguy cơ thiếu trầm trọng dầu diesel
Châu Âu đối mặt với thiếu hụt nghiệm trọng dầu diesel. (Ảnh: Reuters)

Theo đó, báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE) cho biết, châu Âu đang đối mặt với nguy cơ cao về việc thiếu nhiên liệu, nhất là dầu diesel. Nguyên nhân được cho là quyết định tạm dừng mua dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga dẫn tới thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung khi không thể đáp ứng được đủ nhu cầu và phụ thuộc hoàn toàn vào việc nhập khẩu dầu từ Mỹ hay các quốc gia vùng Vịnh.

Trong khi đó, với Nga, quốc gia xuất khẩu chính dầu và các sản phẩm dầu mỏ vào châu Âu thời gian trước hiện không phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vì nước này sản xuất gấp đôi lượng nhiên liệu diesel mà thị trường nội địa cần.

Theo các chuyên gia, trữ lượng dầu diesel ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm. Nguyên nhân được cho là do xuất khẩu và sản lượng dầu ở Nga và Saudi Arabia giảm. Bên cạnh đó, sự thiếu đầu tư của châu Âu trong những năm gần đây cũng đóng một vai trò gây sụt giảm công suất lọc dầu.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn quá sớm để nói rằng sẽ có một cuộc khủng hoảng dầu diesel toàn diện ở châu Âu.

Với giá tăng hơn 30% kể từ giữa tháng 6, chạm mức 95 USD/thùng vào hôm 19/9, ngân hàng Phố Wall đã nâng dự báo 12 tháng đối với giá dầu Brent tiêu chuẩn toàn cầu lên 100 USD/thùng từ mức 93 USD/thùng, nhưng phần lớn đà tăng vẫn chậm so với dự đoán.

Dầu đã tăng mạnh trong những tháng gần đây, đạt mức cao nhất trong 10 tháng, nhờ các biện pháp hạn chế nguồn cung đáng kể từ các nước chủ chốt của OPEC+ là Saudi Arabia và Nga. Triển vọng tươi sáng hơn ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc cũng đã hỗ trợ đà tăng này, khi tồn kho dầu của họ giảm nhanh chóng.

Các nhà phân tích tin rằng OPEC sẽ có thể duy trì giá dầu Brent ở mức 80 - 105 USD/thùng vào năm 2024 bằng cách thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ, lấy khu vực châu Á làm trung tâm. Đồng thời, OPEC khó có thể đẩy giá lên mức quá cao, vì điều này sẽ phá hủy nhu cầu dài hạn về sau của họ.

Mỹ đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia Trung Á Mỹ đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia Trung Á

Nhằm đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với khu vực Trung Á, Mỹ đã thực hiện buổi đối thoại trực tiếp với các nhà ...

Số người trên 80 tuổi tại Nhật Bản lần đầu vượt 10% dân số Số người trên 80 tuổi tại Nhật Bản lần đầu vượt 10% dân số

Tình trạng dân số già của Nhật Bản đang ở mức đáng báo động khi số liệu vừa được công bố gần đây cho thấy ...

Tuấn Khang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động