Thứ năm 09/05/2024 12:03

Chạnh lòng những ngôi mộ thái giám

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH) - Chùa Từ Hiếu, ở thôn Dương Xuân, xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố khoảng chừng 6 km, là nơi an nghỉ cuối đời của những thái giám thời nhà Nguyễn.


Cả cuộc đời âm thầm, lặng lẽ phục vụ trong triều, thì khi chết đi, các vị cũng nằm trong một không gian trầm mặc xung quanh là cây cối, cỏ cây um tùm. Giờ đây, không ai lại không chạnh lòng cho những ngôi mộ đang xuống cấp vô cùng nghiêm trọng…


Khuôn viên những ngôi mộ trở nên hoang lạnh


Chuyện cung cấm… thái giám

Không rõ hoạn quan bắt đầu xuất hiện trong triều đình Trung Hoa kể từ thời điểm nào. Tuy vậy, trong sách vở chính kịch của lịch sử Trung Quốc, với các chế độ phong kiến nối tiếp nhau hưng thịnh và suy tàn, hoạn quan luôn là một tuyến nhân vật có vai trò rất độc đáo. Tầng lớp hoạn quan thường xuất thân hèn kém, ít học, bị kinh miệt, danh chính ngôn luận thì không có quyền hành gì, nhưng với vị thế đặc biệt của những người luôn kề cận các bậc đế vương, họ luôn có một thứ quyền lực vô hình và quyền lực này đôi khi đủ để khuynh đảo triều chính.

Trong đó, nổi lên một số hoạn quan như: Triệu Cao thời nhà Tần; Thập Thường Thi: Mười viên hoạn quan dưới hai vua Hoàn Đế, Linh Đế thời Đông Hán; Cao Lực Sĩ hoạn quan dưới triều Đường Huyền Tông; Cừu Sĩ Lực hoạn quan dưới triều Đường Văn Tông; Trịnh Hòa hoạn quan dưới triều Minh Thành Tổ…

Trong quá trình giao thoa về lịch sử và văn hóa với Trung Quốc, nước ta cũng đã ảnh hưởng. Vì thế, nước ta cũng hình thành nên một hệ thống thái giám dưới thời triều Nguyễn và cũng tùy thuộc vào sự hưng thịnh của đất nước mà số lượng, quyền lực, cấp bậc của thái giám khác nhau.

Theo những tài liệu cổ ghi lại, trong thời quân chủ ở Phương Đông, số lượng thái giám (hay gọi là hoạn quan) phục vụ trong triều, nhưng ưa đãi nhiều quyền lợi hay không là nhờ vào sự thịnh vượng của vương triều và đức vua. Trong triều đại phong kiến Việt Nam. Nối tiếp ở các triều đại phong kiến khác, thì triều Nguyễn cũng đã có những tục là tuyển thái giám vào cung với công việc giám sát và phục vụ đội ngũ cung phi. Trong tam cung lục viện có đến hàng chục thái giám phục vụ.

Trong giai đoạn đầu triều Nguyễn, mỗi thời thường xuyên có khoảng chừng 200 người, cả giám sinh lẫn và giám lặt. Năm 1824, vua Minh Mạng ban chỉ các hạt tuyển chọn "giám sinh" vào cung (là những người bẩm sinh ngay từ khi mới chào đời đã không có sinh thực khí dù của đàn ông hay đàn bà). Cũng trong tài liệu của Công sứ A. Laborode (Pháp) ghi nhận, dân quê một số vùng vẫn thường bảo nhau bằng câu cửa miệng: "Ăn mà đẻ "ông Bộ" cho làng nhờ”. "Ông Bộ" đây chính là giám sinh, nghĩa sâu xa là phần hạ có vấn đề.

Về thái giám lặt (là những người bình thường chấp nhận bị thiến để được vào cung hầu hạ). Họ chấp nhận mất đi cái quý giá nhất mà ông trời chỉ ban tặng một lần. Đa phần các hoạn quan đều phải trải qua những thủ thuật hết sức đau đớn gọi là "tĩnh thân". Ngày từ thời xa xưa trong lịch sử Trung Quốc, người ta đã ghi lại một số cách thức để tạo ra một hoạn quan cho triều đình.

Cách thức thứ nhất: Cắt tận gốc, có nghĩa là dùng dao sắc hoặc một vật dụng kim loại như kiếm hoặc rìu cắt đứt tận gốc dương vật của nam giới. Cách thức này được miêu tả như một hình thức vô cùng tàn bạo, vì họ rất đau đớn, thậm chí có thể hôn mê kéo dài. Cách thức thứ hai là chỉ cắt bỏ dịch hoàn bằng con dao sắc, sẽ không cắt hết toàn bộ cơ quan sinh dục, nhưng họ vẫn không thể quan hệ tình dục và có con.

Cả cuộc đời thái giám cứ âm thầm, lặng lẽ trong triều. Công việc mệt nhất có lẽ là lo việc ân ái cho vua, vào mỗi đêm thái giám sẽ thắp lồng đèn đỏ ở chỗ cung nữ được chọn. Đến giờ, thái giám mang một tấm chăn ấm vào phòng và quấn cô cung nữ đang run rẩy, mắt nhắm nghiền, người không một mảnh vải che thân, vác qua những dãy trường lang và đến phòng vua, Nhẹ nhàng trải tấm chăn có cô cung nữ đang độ xuân thì ấy đặt lên giường và lui ra ngoài.

Đến lúc về già hoặc ốm đau, các thái giám lại không được ở trong cung. Hết thời gian phục vụ, họ nhận lộc của triều đình và chuyển ra ngoài Hoàng thành, cư trú tại một căn nhà gọi là Cung giám viện. Cho khỏi cô quạnh, nhiều thái giám đã kết nghĩa anh em, hoặc nhận con nuôi để về già cho bớt đơn độc.


Những ngôi mộ trong khuôn viên nghĩa trang đang xuống cấp vô cùng nghiêm trọng


Dấu xưa thái giám đã phai mờ

Lúc còn sống thì cư trú ở một ngôi nhà phía Bắc Hoàng thành (gọi là Cung giám viện). Đến lúc chết, số phận của họ cũng vô cùng đơn độc, bi thảm, họ không được chôn gần lăng tẩm hoặc những chốn linh thiêng và cũng chẳng được ai thờ cúng vì không có con cháu. Có thái giám tránh được cô quạnh lạnh lẽo bát hương vì đã kiếm con nuôi.

Chùa Từ Hiếu có thể coi là ngôi chùa có nhiều mộ thái giám nhất trong các ngôi chùa ở TP. Huế và duy nhất có ở Việt Nam. Cách thành phố khoảng chừng 6 km, cách ngôi chính điện của chùa khoảng 50m về hướng trái, "Nghĩa trang hoạn quan" hình chữ nhật với 26, 03m chiều dài và 19,05m rộng được bao quanh là bức tường dày 0,79m, cao 1,78m.

Rảo bước chân xung quanh khu nghĩa địa thì chúng tôi mới chứng kiến tận mắt những ngôi mộ thái giám thật quạnh quẽ và trở nên hoang vắng. Quanh năm suốt tháng ít có người lai vãng vào đây, những nấm mộ lại càng trở nên thê hương, tẻ nhạt.

Nhìn từ xa khu mộ không còn nguyên vẹn nữa, tường thành xung quanh đã đổ nát, cỏ cây, rác rưởi phủ đầy lăng mộ. Có những ngôi mộ bị mưa nắng bào mòn, Chỉ còn một nhúm đất cát sỏi, trên những ngôi mộ chỉ có một vài ném hương cắm từ lúc nào mà đã mục nát. Nhìn những ngôi mộ thái giám ai cũng phải chạnh lòng chua xót.

Chúng tôi gặp bác Trần Thị Vinh vào chùa thắp hương chia sẻ: "Cứ vào ngày mồng 1 và rằm tôi đều vào chùa để thắp hương cho các mộ thái giám ở đây. Tôi thấy họ thật đơn độc quá, thắp cho họ nén hương như để họ an giấc nơi chốn cô quạnh".

Giữa chốn đô thị ồn ào và náo nhiệt, mặc cho thời gian thay đổi thế nào đi chăng nữa, thì những ngôi mộ ở chùa Từ Hiếu không hề có gì thay đổi, vẫn cái không gian trầm lắng u tịch. Thế nhưng, sự xuống cấp của những ngôi mộ thì ngày một trầm trọng không hề ai hay, đó cũng là lời kết "đáng buồn thay" cho cuộc đời của những con người sinh ra "không đàn ông cũng chẳng đàn bà".

Lê Tập

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động