Cần phục hồi nhanh hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn sau mưa lũ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bão và lũ đã làm hơn 1.530 ngôi nhà dân các tỉnh miền trung sập đổ; 239 nghìn ngôi nhà bị hư hỏng, tốc mái. Tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 30 nghìn tỷ đồng, trong đó lĩnh vực nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề về thủy sản, chăn nuôi, lâm nghiệp. Hơn 43 nghìn gia súc, hơn 4,1 triệu con gia cầm bị chết, cuốn trôi… Các địa phương thiệt hại nặng nề nhất là tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình.
Tính toán của Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy để khôi phục sản xuất, tạo sinh kế cho người dân, cần tập trung vào 2 mũi nhọn là trồng rau màu và chăn nuôi gia cầm. Theo đó, sẽ tập trung hỗ trợ người dân tăng nhanh diện tích sản xuất rau màu, đẩy nhanh tốc độ sản xuất, không để xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung rau trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Đặc biệt, hỗ trợ giống rau màu cho người dân ở các địa phương, nhất là những nơi ngập sâu. Trong thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu, việc chăn nuôi gia cầm giúp bà con có thêm thu nhập và tạo sinh kế cho những chu kỳ sau. Tuy nhiên, việc chăn nuôi phải thực hiện tốt công tác khử trùng, tiêu độc, bảo đảm môi trường an toàn, sạch bệnh…
Người dân miền Trung cần được hỗ trợ con giống, cây trồng để tái thiết sản xuất sau hàng loạt thiên tai dị thường |
Sau bão, lũ, nhu cầu cây giống, con giống mới để khôi phục sản xuất là rất lớn. Các tỉnh miền Trung đang cần hỗ trợ 5.600 tấn giống lúa, 225 tấn giống ngô, 44,2 tấn hạt rau giống, 560.000 liều vắc-xin, 140.000 lít và 105 tấn hóa chất khử trùng. Bộ cũng đã huy động nguồn từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân hỗ trợ cho người dân 5 tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nhất trong đợt mưa lũ vừa qua với tổng trị giá 150 tỷ đồng, gồm: 1,1 triệu con gà giống, 17.000 con vịt giống, 2.000 con ngan giống; 300 tấn thức ăn, 300 triệu đồng tiền thuốc thú y; 85.000 lít và 120 tấn hóa chất khử trùng...
Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cấp phát hỗ trợ cho các địa phương khu vực miền Trung 18 tấn giống ngô, 10,8 tấn hạt rau giống; 30.000 liều vắc-xin, 60.000 lít và 70 tấn hóa chất khử trùng. Tổng cục Thủy sản cũng đã kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ 76 triệu con giống tôm thẻ chân trắng, 150 tấn thức ăn hỗn hợp nuôi tôm nước lợ, 15 tấn sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản với tổng trị giá 71 tỷ đồng để hỗ trợ cho các địa phương.
Để phục hồi sản xuất nhanh hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn, cần thực hiện song hành nhiều giải pháp. Trước mắt, cùng với các giải pháp ứng phó, hỗ trợ khẩn cấp cho các tỉnh miền Trung đã triển khai, thời gian tới, thúc đẩy khôi phục sản xuất nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, hạ tầng nông thôn... sẽ là những yêu cầu cấp thiết, nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán. Về lâu dài, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể: Quy hoạch lại sản xuất phù hợp với điều kiện vùng lũ, nguy cơ sạt lở cao; chuyển đổi đất, cây trồng, thời vụ; chăn nuôi, chăn nuôi đại gia súc; xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; xử lý môi trường sau thiên tai; đầu tư hạ tầng sản xuất. Ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Trần Quang Hoài đã nhấn mạnh: Cần tập trung, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045; rà soát quy hoạch thủy lợi các lưu vực sông và quy hoạch hệ thống thủy lợi khu vực miền Trung thích ứng với điều kiện mưa lũ, hạn hán cực đoan và biến đổi khí hậu.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại