Cần giữ lại mặt bằng có vị trí đẹp để bố trí tái định cư cho người dân khi thu hồi đất
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênToàn cảnh Kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 |
Khó khăn trong giải phóng mặt bằng do thiếu đất tái định cư
Theo đại biểu Lê Minh Nghĩa, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đối với các dự án chậm tiến độ triển khai, qua theo dõi nguyên nhân chủ yếu là do thiếu khu tái định cư cho Nhân dân, điều này dẫn đến tình trạng chậm tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh. Đề nghị tỉnh yêu cầu các địa phương rà soát các mặt bằng quy hoạch, để lại một tỷ lệ nhất định các mặt bằng có vị trí đẹp để thực hiện tái định cư, có như vậy người dân mới chấp nhận di dân để thực hiện. Nếu không làm tốt việc này, tới đây các dự án lớn đầu tư vào Thanh Hóa sẽ rất khó khăn và câu chuyện thiếu đất tái định cư, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng vẫn tiếp tục kéo dài.
Để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công có một khâu quan trọng là đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án đầu tư. Đầu nhiệm kỳ 2020-2025, số lượng các dự án đầu tư công trên địa bàn lớn nên có hiện tượng quá tải đối với các cơ quan chuyên môn. Vì vậy, tỉnh nên phân cấp, ủy quyền việc thực hiện nhiệm vụ để đẩy nhanh tiến độ giải quyết công việc.
Đại biểu Mai Nhữ Thắng – Giám đốc Sở TNMT trình bày băn khoăn của cử tri so sánh về giá thu hồi đất theo quy chế Nhà nước thu hồi đất và thỏa thuận với doanh nghiệp theo Điều 61, 62 Luật Đất đai 2014. Theo ông Thắng, việc giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm do xác định nguồn gốc cấp xã còn bất cập, nhiều địa phương chưa quyết tâm, quyết liệt...
Theo đánh giá của UBND tỉnh Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2022, thu NSNN trên địa bàn đạt mức tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ, trong đó nguồn thu từ đất tăng mạnh tại các huyện.
Một mặt bằng quy hoạch tại huyện Quảng Xương được đưa ra đấu giá thu về gần 600 tỷ cho NSNN |
Ước thực hiện thu NSNN trên địa bàn các huyện, thị, thành phố trong 6 tháng đạt 10.080 tỷ đồng, bằng 113% dự toán tỉnh giao. Trong đó, thu từ tiền sử dụng đất 7.778 tỷ đồng, vượt 41% dự toán. Một số địa phương có số thu tiền đất lớn như: Đông Sơn đạt 280% dự toán, Sầm Sơn đạt 258% dự toán, Hoằng Hóa đạt 189% dự toán.
Cương quyết thu hồi đất các dự án đã gia hạn nhiều lần để tránh lãng phí
Tại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII nhiệm kỳ 2021-2026, việc nhiều dự án được tỉnh giao đất đã lâu nhưng nhà đầu tư không triển khai dù được gia hạn nhiều lần vẫn là chủ đề nóng được đưa ra chất vấn.
Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, tỉnh sẽ cương quyết thu hồi các dự án vi phạm |
Trả lời chất vấn của đại biểu, ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho hay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 164 dự án chậm tiến độ. Trong đó, 21 dự án đã được thu hồi và 143 dự án chưa thu hồi. Trong số 143 dự án này có 88 dự án đã được gia hạn (56 dự án đã nộp tiền sử dụng đất tương ứng). Số còn lại đang được xem xét, nếu không đủ điều kiện sẽ thu hồi.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, nguyên nhân là do cơ quan Nhà nước lựa chọn nhiều nhà đầu tư không có kinh nghiệm, thiếu năng lực triển khai, có những nhà đầu tư không triển khai dự án hoặc còn chờ thời điểm.
Nhiều dự án bỏ hoang nằm ở những vị trí đất vàng gây lãng phí |
Để giải quyết những dự án chậm triển khai, quá hạn tỉnh đã đưa ra một số giải pháp, trong đó có việc thành lập tổ công tác rà soát lại các dự án không còn khả năng triển khai.
"Tỉnh cương quyết thu hồi đất các dự án đã gia hạn nhiều lần để tránh lãng phí, từ đó có phương án quản lý đất đai tốt hơn" - ông Giang khẳng định.
Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII sẽ thông qua 48 tờ trình |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại