Cần có chế tài xử phạt mạnh hơn với vi phạm thương mại điện tử
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCho rằng các chiêu thức kinh doanh hàng giả lừa người tiêu dùng đang diễn ra tinh vi hơn trước, nhất là qua kênh bán hàng online, ông Đàm Thanh Thế - Chánh văn phòng, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) xác định, đấu tranh với hành vi này là một trong những kế hoạch trọng tâm, trọng điểm trong năm 2019.
Ông Thế cho biết: Tình hình kinh tế thị trường và cuộc Cách mạng 4.0 đang diễn ra hết sức toàn diện trên các lĩnh vực, với công nghệ thông tin hiện đại cũng rất phức tạp...
Ông Đàm Thanh Thế - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia phát biểu tại cuộc họp. |
"Hiện nay trong thực tiễn nhiều đối tượng, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã lợi dụng thương mại điện tử để trà trộn đưa ra thông tin hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cái này đang nổi lên, đặc biệt là sau khi Thủ tướng ban hành chỉ thị số 17 về đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực dược phẩm; thực phẩm chức năng; mỹ phẩm và vị thuốc y học cổ truyền.
Hiện tại văn phòng thường trực BCĐ 389 với trách nhiệm của mình đã tổng hợp lấy ý kiến của các Bộ ngành, các địa phương và lực lượng chức năng để xây dựng một kế hoạch chuyên đề để đấu tranh chống các đối tượng lợi dụng mạng thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và quyền sở hữu trí tuệ…", ông Thế cho biết thêm.
Khách hàng cần thận trọng trước các chiêu trò bán hàng trên các trang mạng điện tử |
Liên quan tới vấn đề này, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết: Bán hàng giả, hàng cấm, vi phạm sở hữu trí tuệ trên mạng, hay các trang thương mại điện tử ngày càng "tinh vi, khó xác minh".
Lợi nhuận các nhà bán hàng thu được từ việc kinh doanh này rất lớn, song chế tài xử lý khi bị phát hiện lại quá nhẹ, nên không đủ tính răn đe. Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công Thương xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 185/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm.
Cụ thể, theo dự thảo Nghị định sửa đổi đang được lấy ý kiến, khung phạt với hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử sẽ tăng lên tối đa 70.000 triệu đồng.
Hiện BCĐ 389 đã có Dự thảo trình lên Văn phòng Chính phủ đang tiến hành biểu quyết. Sau khi Tờ trình của BCĐ 389 được ban hành sẽ tiếp tục công bố qua các cơ quan thông tấn báo chí để từ đó từng bước đẩy lùi hiện tượng lợi dụng thương mại điện tử để hoạt động vi phạm pháp luật.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại