Thứ bảy 14/09/2024 22:22

Cam kết cấp tín dụng “giả” xác nhận lên đến hàng ngàn tỉ đồng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo thông tin từ Bộ CA, thời gian qua, lực lượng CA phát hiện nhiều vụ việc các đối tượng có dấu hiệu làm giả Sao kê tài khoản, Cam kết cấp tín dụng, Xác nhận số dư tài khoản... của một số ngân hàng, để chứng minh năng lực tài chính, hoàn thiện hồ sơ dự án xin cấp phép đầu tư hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sau khi thỏa thuận chi phí làm giả số giấy tờ, tài liệu, các đối tượng in các nội dung nêu trên lên giấy có biểu trưng của ngân hàng, ký giả chữ ký của lãnh đạo ngân hàng và dùng con dấu polyme giả đóng lên tài liệu
Sau khi thỏa thuận chi phí làm giả số giấy tờ, tài liệu, các đối tượng in các nội dung nêu trên lên giấy có biểu trưng của ngân hàng, ký giả chữ ký của lãnh đạo ngân hàng và dùng con dấu polyme giả đóng lên tài liệu

Nhiều DN kém năng lực tài chính vẫn trúng thầu

Trong vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh, TP”, đã có một số DN sử dụng các loại giấy tờ giả nêu trên để làm hồ sơ gửi vào các sở, ngành của một số địa phương nhằm xin hồ sơ cấp phép đầu tư xây dựng dự án các loại như: khu đô thị, điện gió, cảng biển, nhà máy, kêu gọi đối tác nước ngoài đầu tư... Trong đó, có một số DN đã cung cấp giấy tờ giả nội dung được ngân hàng cam kết cấp tín dụng lên đến hàng ngàn tỉ đồng và xác nhận số dư tài khoản tại một thời điểm lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Cục An ninh điều tra, Bộ CA cho biết, đây là hành vi đặc biệt nguy hiểm của các đối tượng, dễ dẫn đến việc các DN không đủ năng lực tài chính được phê duyệt đầu tư có thể trúng thầu, triển khai thực hiện dự án. Từ đó dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ dự án, thậm chí không triển khai được dự án, làm ảnh hưởng xấu đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các bộ, ngành, địa phương... Ngoài ra, các đối tượng xấu cũng có thể sử dụng các tài liệu giả để nhằm mục đích thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các tổ chức, cá nhân...

Thủ đoạn các đối tượng sử dụng là lợi dụng việc nhiều tổ chức, cá nhân cần có các tài liệu như Cam kết cấp tín dụng, Xác nhận số dư tài khoản, Sao kê tài khoản, Bảo lãnh dự thầu, để chứng minh năng lực tài chính sử dụng vào việc hoàn thiện hồ sơ dự án xin cấp phép đầu tư, ký kết hợp tác kinh doanh hoặc nhu cầu cá nhân,… một số đối tượng đã nảy sinh ý định làm giả các tài liệu này nhằm thu lợi bất chính. Các đối tượng đặt mua máy khắc dấu polyme trên mạng internet để chế tạo con dấu giả của các ngân hàng có uy tín; đặt mua các mẫu giấy in màu có biểu trưng của các ngân hàng này để phục vụ việc làm giả tài liệu.

Khi tìm được người có nhu cầu làm các tài liệu này, các đối tượng đề nghị cung cấp thông tin DN, mã số thuế, số tài khoản, thông tin dự án và số tiền cần xác nhận cấp Cam kết tín dụng, Xác nhận số dư tài khoản, Bảo lãnh dự phòng,... Sau khi thỏa thuận chi phí làm giả số giấy tờ, tài liệu, các đối tượng in các nội dung nêu trên lên giấy có biểu trưng của ngân hàng, ký giả chữ ký của lãnh đạo ngân hàng và dùng con dấu polyme giả đóng lên tài liệu.

Vô số chiêu thức lừa người dân

Trước đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương cũng cảnh báo về các hình thức lừa đảo phổ biến với người dân trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng để người dân biết và tránh bị “mắc bẫy”.

Lừa đảo qua thư điện tử, đối tượng lừa đảo thường mạo danh cán bộ ngân hàng, cán bộ công ty đối tác gửi email đề nghị người tiêu dùng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản (tên đăng nhập, mật khẩu…) để đăng nhập lại tài khoản đã bị khóa, hoặc để nhận một khoản tiền thưởng lớn hoặc đề nghị nộp phí để nhận thưởng. Từ đó, đối tượng sẽ đánh cắp thông tin cá nhân/tài khoản và thực hiện giao dịch nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người tiêu dùng.

Một thủ đoạn khác là đối tượng lừa đảo giả mạo tên của ngân hàng gửi tin nhắn vào thời điểm ngân hàng không hoạt động (đêm, rạng sáng, ngày cuối tuần, dịp lễ Tết), trong đó có chứa link giả với nội dung thông báo nâng cấp hệ thống, thông báo trúng thưởng, yêu cầu người tiêu dùng truy cập vào các website/đường link giả gần giống như website ngân hàng, yêu cầu nhập tài khoản, mật khẩu OTP giao dịch qua Internet Banking, Mobile Banking trên website giả mạo… Sau khi có các thông tin này, đối tượng thực hiện giao dịch chiếm đoạt toàn bộ tiền từ tài khoản.

Các đối tượng sử dụng các dịch vụ có chức năng giả mạo đầu số điện thoại, giả mạo số điện thoại, mạo danh cán bộ của cơ quan chức năng trong các cơ quan thực thi pháp luật như: CA, Viện Kiểm sát, Tòa án, hoặc cán bộ thu tiền điện, tiền nước gọi điện cho người dân để thực hiện hành vi lừa đảo, gây sức ép, đe dọa người tiêu dùng về việc có dính líu đến các vi phạm hình sự, sau đó, yêu cầu người tiêu dùng phải chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản do các đối tượng này cung cấp.

Qua trang mạng (website) giả mạo. Đối tượng lừa đảo yêu cầu người tiêu dùng truy cập vào các website giả gần giống như website ngân hàng, yêu cầu nhập tài khoản, mật khẩu OTP giao dịch qua Internet Banking, Mobile Banking trên địa chỉ giả mạo. Sau khi có các thông tin này đối tượng thực hiện giao dịch chuyển toàn bộ tiền từ tài khoản của người tiêu dùng. Cùng với đó là các hình thức lừa đảo qua mạng xã hội qua giao dịch thương mại điện tử.

Các tổ chức tín dụng cần hoàn thiện quy trình pháp lý và công khai hóa đối với thủ tục cấp cam kết tín dụng, hạn mức tín dụng và các dịch vụ khác,...; quản lý hệ thống cung cấp thông tin, danh mục các tổ chức, cá nhân được cấp các thủ tục cam kết tín dụng, hạn mức tín dụng để cơ quan quản lý nhà nước, DN, cá nhân có thể kiểm tra về tính pháp lý của các tài liệu có liên quan; thiết lập hệ thống hotline để tư vấn, kiểm tra, hướng dẫn kịp thời khi phát hiện có nghi vấn về các tài liệu bị làm giả,...

DN, người dân khi làm các thủ tục xác nhận của ngân hàng, xin cấp hạn mức, cam kết tín dụng,... cần liên hệ trực tiếp với các ngân hàng để đề nghị hỗ trợ làm thủ tục; không sử dụng các dịch vụ trên các trang mạng xã hội, không thông qua các đối tượng trung gian không rõ nhân thân, lai lịch để làm các thủ tục nêu trên, tránh tạo điều kiện để các đối tượng xấu lợi dụng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đề nghị các Bộ, ngành, chính quyền các địa phương, các tổ chức tín dụng và DN, người dân cần nâng cao cảnh giác đối với các chiêu thức lừa đảo. Các cơ quan hữu quan có liên quan, khi nghiên cứu thẩm định hồ sơ xin cấp phép dự án, hợp tác, kêu gọi vốn nước ngoài đầu tư,... cần xem xét, thẩm định kỹ hồ sơ, tài liệu về năng lực tài chính của các DN, cá nhân. Trường hợp thấy nghi ngờ tài liệu giả, cần liên hệ với ngân hàng đã phát hành văn bản để thẩm định về tính hợp pháp của các loại tài liệu này.
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động