Cái kết đắng của việc giả làm nhân viên Shoppe để lừa đảo
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNguyễn Anh Tuấn tại phiên tòa ngày 2/4. (Ảnh: CAND) |
Theo đó, Nguyễn Tuấn Anh là một đối tượng nằm trong đường dây giả mạo nhân viên sàn thương mại Shopee để lừa đảo và chiếm đoạt số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Trước đó, vào năm 2023, TAND TP Hà Nội cũng đã xét xử và tuyên án từ 6 đến 12 năm tù đối với các đồng phạm của Nguyễn Tuấn Anh trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Lúc đó, Nguyễn Tuấn Anh đã bỏ trốn và trở thành đối tượng bị truy nã. Đến tháng 5/2023, Nguyễn Tuấn Anh đã ra đầu thú.
Theo bản án sơ thẩm, vào cuối năm 2021, Nguyễn Tuấn Anh và một nhóm đồng phạm đã sử dụng mạng xã hội Facebook để tìm kiếm thông tin về việc làm nhẹ nhàng nhưng có thu nhập cao tại Campuchia. Sau đó, các đối tượng đã liên hệ với một số cá nhân không rõ danh tính để đăng ký xin việc làm.
Nhóm của Nguyễn Tuấn Anh đã được phía tuyển dụng tổ chức xuất cảnh từ cửa khẩu quốc tế Mộc Bài sang Campuchia và làm việc cho các tổ chức tội phạm được cầm đầu bởi các đối tượng người Trung Quốc.
Nhóm đối tượng này đã sử dụng chiêu trò giả danh nhân viên của Công ty TNHH Shopee để đăng tải thông tin tuyển dụng cộng tác viên trên các trang mạng xã hội. Sau khi chiếm được lòng tin của nạn nhân, các đối tượng yêu cầu nạn nhân thực hiện việc thanh toán đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee thông qua việc ứng tiền và chuyển khoản vào các tài khoản do nhóm của các đối tượng quản lý.
Ban đầu, nhóm này để nạn nhân thực hiện vài đơn hàng có giá trị nhỏ và sau đó trả tiền gốc và lợi nhuận từ 10% từ 15% số tiền gốc như đã hứa. Tuy nhiên, sau đó, các đối tượng yêu cầu nạn nhân ứng tiền cho các đơn hàng có giá trị lớn hơn và từ chối trả tiền với nhiều lý do khác nhau. Đồng thời tiếp tục yêu cầu nạn nhân chuyển tiền rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền mà nạn nhân đã chuyển khoản.
Nhóm của Nguyễn Tuấn Anh đã nhận lương từ việc chiếm đoạt tiền của các nạn nhân, với mỗi người được hưởng 800 USD mỗi tháng hoặc khoản tiền tương đương 18,4 triệu đồng một người một tháng. Ngoài ra, họ còn được hưởng từ 3% đến 5% tổng số tiền lừa đảo chiếm đoạt được trong tháng.
Trong thời gian từ tháng 11/2021 đến tháng 4/2022, Nguyễn Tuấn Anh và đồng bọn đã chiếm đoạt tiền của ít nhất 7 nạn nhân với số tiền lên đến hơn 1,3 tỷ đồng.
Dễ dàng sập bẫy lừa góp vốn đầu tư “vé máy bay giải cứu” Bằng chiêu rủ góp vốn buôn vé máy bay giải cứu, Vũ đã huy động được hàng trăm tỷ đồng… |
Hình thức lừa đảo mới liên quan đến sản phẩm của Apple Trong thời gian gần đây, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã cảnh báo về sự xuất hiện của một ... |
Cảnh báo về trang web giả mạo NCSC để lừa đảo Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng Quốc gia (NCSC) đã phát hiện một trang web giả mạo mang tên miền "policeonline.club", giả ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại