Các quốc gia không nên dừng hoặc hạn chế xuất khẩu lương thực
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - Ngozi Okonjo-Iweala. |
Theo đó, bà Ngozi Okonjo-Iweala kêu gọi các quốc gia trên toàn cầu không nên đưa ra những quyết định dừng hay hạn chế xuất khẩu lương thực khiến cho tình hình càng trở nên trầm trọng hơn.
"Chúng tôi đang kêu gọi các nước thành viên không cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu lương thực. Chúng tôi không muốn tình trạng thiếu hụt trở nên trầm trọng hơn và dẫn đến giá cả tăng vọt", bà Okonjo-Iweala bày tỏ tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ.
Lời kêu gọi này của WTO được đưa ra sau quyết định của Ấn Độ về việc việc hạn chế lượng đường xuất khẩu ở mức 10 triệu tấn.
Ấn Độ cho biết quyết định được đưa ra để duy trì lượng đường trong nước và ổn định giá thành trong mùa đường năm nay. Quốc gia Nam Á này cũng đã ra lệnh cấm bán lúa mì ra thị trường nước ngoài.
Trước đó, hôm 28/4 vừa qua, Indonesia cũng đã ra lệnh cấm xuất khẩu dầu ăn và nguyên liệu thô, quyết định này nhằm thực hiện chủ trương để nguồn dầu ăn trong nước được ổn định và dồi dào.
Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm gián đoạn nguồn cung phân phón, lúa mì và các mặt hàng khác từ 2 nước này ra thế giới.
Theo WTO thì hiện có khoảng 22 quốc gia với 41 lệnh hạn chế xuất khẩu hoặc cấm xuất khẩu lương thực, chưa kể các hạn chế xuất khẩu đối với nhiên liệu đầu vào, hạt giống và phân bón.
Indonesia quyết định cấm xuất khẩu dầu ăn và nguyên liệu thô | |
Giá lúa mì tăng lên mức cao kỷ lục sau lệnh cấm của Ấn Độ | |
Căng thẳng Nga-Ukraine khiến khủng hoảng lương thực toàn cầu |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại