Các nguyên tắc phải đảm bảo khi xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên(Nguyễn Nhật Hà, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Ảnh minh hoạ |
Trả lời:
Về câu hỏi của bạn, luật sư Nguyễn Minh Long, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, giải đáp như sau:
Thứ nhất, việc triển khai thực hiện xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ đem lại những tác động tích cực, cụ thể như sau:
- Đối với quản lý nhà nước: thực hiện nhiệm vụ này sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, đội ngũ cán bộ công chức trong thực thi công vụ; góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
- Đối với xã hội: thực hiện nhiệm vụ này nhằm bảo đảm, thực hiện tốt hơn các quyền con người, quyền công dân; duy trì xã hội phát triển ổn định, bền vững; phòng ngừa, hạn chế xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, không để xung đột nảy sinh tạo thành xung đột xã hội…
Thứ 2, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa phương.
- Bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch trong đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về thực hiện thủ tục hành chính; đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; phân công trách nhiệm, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Gắn kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật với đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới và phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; đảng bộ, chính quyền cấp xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; và đánh giá thi đua, khen thưởng hằng năm của chính quyền cấp xã.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại