Thứ sáu 03/05/2024 05:53

Cần xem xét quy chuẩn PCCC hiện thời có phù hợp với nước ta hay không?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tại cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) vào sáng 11/5, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, khó khăn, vướng mắc lớn nhất hiện nay là vi phạm của các công trình hiện hữu, đang hoạt động, nhưng không dễ khắc phục, giải quyết ngay.
Cần xem xét quy chuẩn PCCC hiện thời có phù hợp với nước ta hay không?
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, về QCVN 06:2022 có tham khảo quy chuẩn của các nước, nhưng cần xem xét quy chuẩn đó có phù hợp với nước ta không, có phù hợp với thực tiễn, trình độ phát triển, công nghệ... không? Một vấn đề nữa là với một văn bản mà các chuyên gia trong lĩnh vực đọc và vẫn còn những suy nghĩ khác nhau về áp dụng thì rõ ràng văn bản đó chưa đơn giản, dễ áp dụng

Theo thống kê chưa chính thức từ Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, có khoảng gần 40.000 công trình trên cả nước có tồn tại về PCCC. Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long nêu thực tế, khi siết lại công tác quản lý PCCC sẽ bộc lộ nhiều vấn đề cần được tháo gỡ, trong đó nhiều vi phạm của chủ đầu tư, doanh nghiệp ở tình trạng “sự đã rồi”. Thậm chí, có công trình không tuân thủ bất kỳ quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC nhưng doanh nghiệp vẫn kiến nghị được hoạt động mà không có biện pháp khắc phục.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng cần tiếp tục rà soát, phân loại các công trình có tồn tại về phòng cháy, chữa cháy theo thời điểm thẩm duyệt, nghiệm thu; loại và quy mô công trình…; sau đó hướng dẫn xử lý trên quan điểm không hồi tố. Để tạo điều kiện cho các công trình này được tiếp tục hoạt động, Bộ Xây dựng cho rằng cần tiếp tục rà soát, phân loại các công trình có tồn tại về PCCC theo thời điểm thẩm duyệt, nghiệm thu; loại và quy mô công trình... Trên cơ sở đó hướng dẫn xử lý trên quan điểm không hồi tố, nghiên cứu các giải pháp tăng cường, bổ sung để an toàn hơn hiện trạng.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Ngô Minh Châu đề xuất giảm loại, nhóm công trình xây dựng phải thực hiện thẩm duyệt PCCC; tăng cường phân cấp trong giải quyết thủ tục, hướng dẫn cho cơ quan cảnh sát PCCC địa phương; sửa đổi quy định PCCC liên quan đến nhà ở có sử dụng cho mục đích kinh doanh.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị phải có sổ tay hướng dẫn, bảo đảm tính thống nhất cách hiểu trong áp dụng các quy định về PCCC.

Chủ tịch Hiệp hội PCCC&CNCH Nguyễn Đỗ Tùng Cương đề xuất nhiều giải pháp. Trong đó có việc xử lý tình trạng “sốc” chính sách của các doanh nghiệp khi trong vòng 18 tháng, Bộ Xây dựng đã có 3 lần thay đổi Quy chuẩn về PCCC áp dụng cho nhà ở và công trình được ban hành. Với quy chuẩn tiêu chuẩn mới sẽ được soạn thảo, ban hành trong thời gian tới có yêu cầu cao hơn, đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cân nhắc và có lộ trình để các doanh nghiệp có thể áp dụng. Mặc dù trong báo cáo của các bộ, ban ngành có nêu các quy chuẩn, tiêu chuẩn... có tính đến lộ trình, nhưng cần xem xét xem lộ trình đã đủ để các doanh nghiệp được phổ biến và áp dụng chưa?.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng những năm qua công tác PCCC ngày càng được quan tâm với các nghị định, thông tư, hướng dẫn bài bản của các bộ, ngành, bộ máy tổ chức thực hiện được kiện toàn. Tuy nhiên, các vụ cháy nổ vẫn xảy ra trên mọi địa bàn (dân sinh, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ), gây thiệt hại lớn về con người và tài sản, gây nhiều bức xúc. Do vậy, chúng ta phải tiếp tục tăng cường công tác quản lý về PCCC.

Cần xem xét quy chuẩn PCCC hiện thời có phù hợp với nước ta hay không?
Theo thống kê chưa chính thức từ Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, có khoảng gần 40.000 công trình trên cả nước có tồn tại về PCCC. Ảnh minh họa: Khánh Huy

Từ những vấn đề phát sinh trong quá trình áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (QCVN 06:2022/BXD), Phó Thủ tướng đặt câu hỏi về mức độ phù hợp với thực tiễn, trình độ phát triển, mức độ sẵn sàng, mức độ công nghệ vật liệu, thiết bị PCCC, năng lực của các tổ chức thẩm duyệt, kiểm định,... Về QCVN 06:2022 có tham khảo quy chuẩn của các nước, nhưng cần xem xét quy chuẩn đó có phù hợp với nước ta không, có phù hợp với thực tiễn, trình độ phát triển, công nghệ... không? Một vấn đề nữa là với một văn bản mà các chuyên gia trong lĩnh vực đọc và vẫn còn những suy nghĩ khác nhau về áp dụng thì rõ ràng văn bản đó chưa đơn giản, dễ áp dụng.

Để giảm áp lực trong hoạt động thẩm duyệt, kiểm định về PCCC, Phó Thủ tướng cho rằng các cơ quan quản lý cần ban hành các quy định điều kiện để đẩy mạnh xã hội hoá; tăng cường đào tạo nhân lực về PCCC; có cơ chế công nhận, thừa nhận lẫn nhau về quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC về thiết bị, vật liệu, công trình… của các nước tiên tiến.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương chuẩn bị dự thảo Nghị quyết của Chính phủ để tháo gỡ vướng mắc về quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC đối với các công trình hiện hữu, xây dựng mới bảo đảm nghiêm ngặt, phù hợp, an toàn.

Bộ Công an, Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát và kiến nghị tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; chuẩn bị lộ trình pháp lý toàn diện, phù hợp, hiệu quả, khả thi; tăng cường đào tạo nhân lực; đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường năng lực cho lực lượng PCCC.

Hải Phòng tổng kiểm tra an toàn PCCC đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ tiệc cưới
Gỡ rối với các quy chuẩn PCCC gây khó doanh nghiệp?
Kim Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động