Bước tiến mới trong miễn trừ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với vắc-xin Covid-19
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNhững thành viên WTO xuất khẩu dưới 10% tsố liều vắc-xin Toàn cầu có thể dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin ngừa COVID-19 |
Thỏa thuận đạt được giữa Mỹ, EU, Ấn Độ và Nam Phi hôm 15-3 vẫn có một số giới hạn, bao gồm việc miễn trừ chỉ dành cho những thành viên WTO xuất khẩu dưới 10% trên tổng số liều vắc-xin ngừa COVID-19 xuất khẩu trên toàn cầu trong năm 2021. Thỏa thuận này cần được sự phê chuẩn chính thức của các bên trước khi chính thức được công nhận. Cụ thể, bất kỳ thỏa thuận nào phải được 164 thành viên của WTO thông qua nếu muốn có hiệu lực.
Nếu được tất cả các thành viên WTO ủng hộ thông qua, thỏa thuận này đồng nghĩa là các quốc gia có thể cho phép các nhà sản xuất trong nước sản xuất vắc-xin mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu bằng sáng chế.
Ý tưởng dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin ngừa COVID-19 vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các hãng dược phẩm lớn. Các nhà sản xuất dược phẩm toàn cầu trong Liên đoàn các nhà sản xuất và hiệp hội dược phẩm quốc tế (IFPMA) cho rằng động thái trên có thể làm suy yếu khả năng ứng phó của họ trước các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Trước đó, công ty công nghệ sinh học Mỹ Moderna đã cam kết miễn trừ quyền bảo hộ sáng chế vắc-xin ngừa COVID-19 khi cuộc khủng hoảng y tế trong giai đoạn khẩn cấp. Điều này đã cho phép phát triển một nhà máy sản xuất vắc-xin ở châu Phi do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hỗ trợ như một phần của dự án thí điểm trao cho các nước thu nhập thấp và trung bình bí quyết để sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19. Công ty thông báo sẽ kéo dài quyền miễn trừ này vô thời hạn đối với 92 nước thu nhập trung bình và thấp theo Cam kết Thị trường tiên tiến COVAX (COVAX AMC) về phân phối công bằng vắc-xin.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại