Thứ hai 07/10/2024 11:23

Biến chứng đau mắt đỏ nguy hiểm như thế nào?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Người già hoặc trẻ nhỏ là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ mắc bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) và có nguy cơ biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.
Biến chứng đau mắt đỏ nguy hiểm như thế nào?
Mắt người bệnh đau mắt đỏ có thể bị phù đỏ, có giả mạc, xuất huyết dưới kết mạc, đôi khi hình thành viêm loét trên giác mạc… ảnh hưởng đến thị lực, sinh hoạt hằng ngày. Loét giác mạc có thể gây sẹo trên giác mạc, giảm thị lực vĩnh viễn. Ảnh: BV Bãi Cháy

Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viêm kết mạc cấp (hay còn gọi là đau mắt đỏ) là tình trạng viêm phần lòng trắng trong suốt của mắt (kết mạc nhãn cầu và mi mắt), bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân hè, dễ lây lan thành dịch. Viêm kết mạc ở trẻ thường xảy ra vào thời điểm chuyển giao mùa, lúc cơ thể của bé khá nhạy cảm nên dễ chịu sự tác động và tấn công bởi vi khuẩn bên ngoài. Việc chẩn đoán sớm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhất định có thể giúp hạn chế bệnh phát tán.

Dịch viêm kết mạc thường do virus gây ra, 80% là Adenovirus, ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân khác như virus Herpes, Thủy đậu, Poxvirus… Trẻ lây bệnh qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi, miệng (tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dụi tay vào mắt, sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh…)

Theo BS Lưu Thị Quỳnh Nga (Khoa Mắt, Bệnh viện Bãi Cháy), đau mắt đỏ nếu điều trị đúng cách, kịp thời người bệnh có thể khỏi trong khoảng từ 10-14 ngày. Tuy nhiên nhiều người bệnh tự ý mua thuốc điều trị không theo tư vấn, đơn kê của bác sĩ dẫn đến bệnh kéo dài không khỏi, tăng nặng, biến chứng viêm giác mạc. Mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có giả mạc, xuất huyết dưới kết mạc, đôi khi hình thành viêm loét trên giác mạc… ảnh hưởng đến thị lực, sinh hoạt hằng ngày. Loét giác mạc có thể gây sẹo trên giác mạc, giảm thị lực vĩnh viễn.

Đặc biệt, người già hoặc trẻ nhỏ là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ mắc bệnh đau mắt đỏ và có nguy cơ biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Vì vậy, để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ và biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ khuyến cáo: cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh, không dùng chung chậu rửa mặt, khăn mặt với người bị đau mắt đỏ. Thường xuyên tra rửa mắt bằng dung dịch nhỏ mắt bằng muối NaCL 0,9% hàng ngày. Vệ sinh tay thường xuyên. Khi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tới chỗ đông người để tránh lây lan cho người khác. Với trẻ nhỏ nên để trẻ nghỉ học để chăm sóc tại nhà.

Tuyệt đối không điều trị đau mắt đỏ theo những phương thức truyền miệng dân gian. Khi bị đau mắt đỏ nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và điều trị, không tự ý điều trị khi chưa được thăm khám, tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa, tránh bệnh có diễn tiến lâu dài và khả năng gây biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì?
Cách phòng tránh lây lan của bệnh đau mắt đỏ
Minh Nhật
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động