Bắt "nữ quái" rủ rê, lôi kéo nhiều người ở Hòa Bình làm chuyện phạm pháp
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐối tượng Bùi Thị Linh. Ảnh: CQCA |
Trước đó, vào khoảng tháng 5/2022, qua công tác xác minh, nắm tình hình, Công an huyện Lạc Sơn phát hiện tài khoản Facebook có tên “Mi Mi” (do Bùi Thị Linh sử dụng) đăng tải bài viết với nội dung rủ rê, lôi kéo người dân trên địa bàn huyện Lạc Sơn đi lao động trái phép ở nước ngoài. Tuy nhiên, tại thời điểm này đối tượng đã sử dụng hộ chiếu để xuất cảnh đi nước ngoài, không có mặt tại địa phương.
Đến ngày 10/6/2024, bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan Công an xác định Bùi Thị Linh đã về Việt Nam. Công an tỉnh Hòa Bình đã tiến hành triệu tập Bùi Thị Linh.
Kết quả đấu tranh ban đầu, Bùi Thị Linh đã đầu thú và khai nhận, khoảng tháng 5/2022, theo sự hướng dẫn của một đối tượng người Trung Quốc, Linh sử dụng tài khoản Facebook “Mi Mi” đăng bài viết đính kèm số điện thoại có nội dung rủ rê, lôi kéo người đi lao động ở Thái Lan nhưng trên thực tế là sang Myanmar lao động trong Công ty do chủ người Trung Quốc quản lý để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet.
Từ tháng 6 đến tháng 8/2022, Bùi Thị Linh đã rủ rê, lôi kéo và tổ chức cho 11 người ở huyện Lạc Sơn đi lao động ở Myanmar. Kinh phí tổ chức cho những người trên sang nước ngoài đều được đối tượng người Trung Quốc chuyển tiền trước cho Linh để sắp xếp chỗ ăn nghỉ, đi lại. Ngoài ra, theo khai nhận của Linh, đối tượng người Trung Quốc đã thuê phương tiện, vé máy bay để đưa nhóm người trên đi sang nước ngoài.
Căn cứ vào lời khai và các tài liệu thu thập được, cơ quan Công an tiếp tục đấu tranh, làm rõ hành vi phạm tội của Bùi Thị Linh và xác minh mở rộng các đối tượng có liên quan.
Tìm bị hại của nữ quái Phù Thị Nguyệt đưa người đi lao động trái phép | |
Hỗ trợ kịp thời bé gái bị ép tảo hôn và 3 trẻ em bị lôi kéo bỏ nhà đi lao động trái phép |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại