Thứ hai 25/11/2024 05:24
Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội

Bảo đảm tính bền vững trong quá trình đô thị hóa

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, góp phần giúp bộ mặt Thủ đô khang trang, hiện đại hơn. Đặc biệt để phát triển Thủ đô theo hướng đô thị xanh, TP thông minh, hiện đại; bảo đảm tính bền vững của quá trình đô thị hóa. Việc phát triển cây xanh là điểm kết nối cộng đồng, thúc đẩy gắn kết cuộc sống của các tầng lớp Nhân dân đô thị.
Bảo đảm tính bền vững trong quá trình đô thị hóa
Diện mạo đô thị Hà Nội ngày càng văn minh

Cây xanh đô thị chưa được quan tâm đúng mức

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thời gian qua, các hoạt động trồng cây xanh đô thị theo đề án “trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” đã được triển khai, lan tỏa sâu rộng trên khắp cả nước.

Tuy vậy, việc trồng, chăm sóc cây xanh cũng như quản lý và duy trì, phát triển quỹ đất cây xanh đô thị hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức... Vấn đề phát triển cây xanh đô thị hiện đang còn đang gặp khó khăn, cần phải có cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư.

Tính đến nay, cả nước đã có 55/63 địa phương ban hành quy định về phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn. Trong đó, một số địa phương, đô thị đã ban hành danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên địa bàn theo phân công, phân cấp; tổ chức lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn… theo quy định.

Về số lượng cây xanh đô thị (thân gỗ lớn, cây bóng mát), hiện chưa có thống kê cụ thể, tuy nhiên tại một số đô thị lớn đã có những chương trình, đề án phát triển cây xanh như Hà Nội khoảng 1 triệu cây xanh bóng mát, Đà Nẵng khoảng 350.000 cây (năm 2015), TP HCM khoảng 236.000 cây (năm 2019), TP Vũng Tàu khoảng 38.000 cây, TP Quy Nhơn khoảng 54.000 cây…

Mặc dù vậy, việc quản lý và duy trì, phát triển quỹ đất cây xanh đô thị tại nhiều địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng, nhất là với các quỹ đất cây xanh còn xảy ra tại một số địa phương trong quá trình phát triển đô thị, kinh tế-xã hội.

Bên cạnh đó, lĩnh vực cây xanh đô thị hiện nay đang chủ yếu sử dụng nguồn vốn Nhà nước để đầu tư và trồng, chăm sóc, duy trì, chưa nhận được sự quan tâm của nguồn vốn tư nhân tham gia. Các đô thị hầu hết chưa có kế hoạch đầu tư lâu dài các quỹ đất đã được quy hoạch công viên, cây xanh.

Ngoài ra, việc phát triển các loại cây giống phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng của địa phương đòi hỏi khoa học và công nghệ hiện đại, trong khi tại nhiều địa phương chưa thể chủ động trong lĩnh vực này. Vì vậy, tại các đô thị đang rất cần sự hỗ trợ về nguồn giống, quy trình chăm sóc, bảo vệ từ cây non đến khi trưởng thành.

Hà Nội sẽ có thêm nhiều không gian xanh

Thủ đô Hà Nội được xác định là trung tâm toàn diện từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội, có sứ mệnh là nơi hội tụ các nguồn lực, là động lực dẫn dắt, đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng trong cả nước.

Vì vậy, vấn đề tổ chức thực hiện trong xây dựng phải có quy hoạch, đồng bộ, làm từng bước và chú ý cả nội và ngoại thành Hà Nội. Hướng tới quy hoạch TP có nhiều cây xanh.

Với những kế hoạch, đề xuất trồng mới, thay thế trên tuyến phố cũ và trồng mới trên các tuyến đường, tuyến phố mới mở giai đoạn 2021 - 2025... thì trong tương lai không xa, Hà Nội sẽ có thêm nhiều không gian xanh cho người dân Thủ đô.

Mặt khác, để tăng cường quản lý cây xanh đô thị từ khâu trồng, duy trì và bảo vệ cây xanh, theo các nhà khoa học, cần phải có quy định cụ thể về việc cấp phép đối với chặt hạ, dịch chuyển cây xanh công cộng; phân công rõ chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó chính quyền đô thị các cấp có trách nhiệm và vai trò quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển cây xanh.

Việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, phát triển quỹ đất vườn hoa, công viên nhằm phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng công viên, vườn hoa, cây xanh trong quá trình phát triển đô thị.

Để phát triển một đô thị xanh thông minh và hạnh phúc. Cần khuyến khích các hộ gia đình tự trồng cây xanh, chăm sóc, bảo vệ và trồng cây xanh trước mặt nhà, trên các tuyến phố. Bên cạnh việc sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin còn phải kết hợp với quy hoạch hoàn chỉnh để tạo nên không gian đô thị xanh bền vững.

Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025” xác định mục tiêu phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, TP thông minh, hiện đại; bảo đảm mối liên kết hài hòa giữa đô thị và nông thôn... Đây là chương trình có ý nghĩa quan trọng, giúp bảo đảm tính bền vững của quá trình đô thị hóa, đồng thời giải quyết những vấn đề, thách thức đặt ra trong quá trình phát triển đô thị...
Hà Nội phấn đấu trồng 100.000-120.000 cây xanh dịp Xuân Nhâm Dần
Tuổi trẻ Thủ đô phát động trồng mới 100.000 cây xanh
Tích cực tổ chức phong trào trồng cây xanh trong ngành giáo dục
Hà Nội phấn đấu trồng gần 2,9 triệu cây xanh ở khu vực ngoại thành
Linh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động