Thứ sáu 08/11/2024 16:24
Đảm bảo tính ưu việt, khả thi khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi):

Bài cuối: Một số cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội vừa phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức tọa đàm “Một số cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)...
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai khai mạc Tọa đàm ''Một số cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)''
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai khai mạc Tọa đàm ''Một số cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)''

Tăng cường phân quyền, phân cấp

Chủ trì hội nghị có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn; Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Phạm Thị Thanh Mai. Cùng dự có: Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn; các đại biểu trong Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành T.Ư và lãnh đạo một số sở, ngành TP.

Đại biểu Quốc hội TP Phạm Thị Thanh Mai nhấn mạnh, Tọa đàm là sự phối hợp chặt chẽ giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội với TP để tham góp, ghi nhận các ý kiến trên tinh thần trách nhiệm cao nhất với Thủ đô Hà Nội trong quá trình xây dựng, đề xuất một số cơ chế chính sách. Qua đó, báo cáo các cấp có thẩm quyền, trước hết là với Bộ Chính trị nhằm có những nghị quyết, định hướng lớn và mới cho Hà Nội trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Cùng đó là báo cáo Chính phủ, Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội về thông qua xây dựng chương trình Luật và Pháp lệnh năm 2023, dự kiến nếu kịp thời gian và được cấp có thẩm quyền thông qua sẽ đưa vào xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình Quốc hội trong năm 2023.

Trình bày báo cáo giải trình một số cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn cho biết, quan điểm xây dựng luật nhằm sửa đổi toàn diện trên cơ sở kế thừa Luật Thủ đô hiện hành, đồng thời, mở rộng, nâng cấp một số cơ chế chính sách đặc thù, đột phá để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững. Dự thảo sửa đổi Luật Thủ đô gồm 16 chính sách, tập trung vào 4 định hướng lớn, trong đó, tạo cơ chế để hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền TP theo hướng tinh gọn, hiện đại, chuyên nghiệp, giảm tầng nấc trung gian, năng động, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm mô hình chính quyền đô thị và nông thôn của Thủ đô.

Bên cạnh đó, tăng cường phân quyền, phân cấp cho Thủ đô trên các lĩnh vực: Tổ chức bộ máy chính quyền, biên chế, tài chính-ngân sách, đầu tư, xây dựng, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, an sinh xã hội, nông nghiệp, giữ gìn an ninh trật tự... nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, tăng tính tự quản, tự chịu trách nhiệm của TP.

Xây dựng những cơ chế chính sách mới, có tính chất đặc thù, vượt trội về mặt thể chế, phù hợp với vị trí, vai trò đặc biệt, tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, phù hợp điều kiện thực tiễn và mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội. Thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để Thủ đô phát triển nhanh và bền vững, trở thành động lực phát triển của vùng, của đất nước.

Cần làm rõ cơ chế chính sách phân quyền cho HĐND các cấp

Tại tọa đàm, đa số các đại biểu Quốc hội đồng tình, thống nhất với chủ trương và những cơ chế, chính sách nhằm sửa đổi Luật Thủ đô. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Chính khẳng định, xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của Thủ đô phải khác với các địa phương khác. Ông Nguyễn Hữu Chính cho rằng, nếu chỉ dựa trên cơ chế chung thì không phải đặc thù, mạnh dạn trao quyền cho người đứng đầu song song với xử lý nghiêm vi phạm trong phân cấp, phân quyền.

Về vấn đề phân cấp, phân quyền, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường đồng tình với cơ chế trao quyền cho người đứng đầu được thể hiện rất rõ. Tuy nhiên, đại biểu băn khoăn việc trao quyền cho người đứng đầu có chồng lấn với cơ chế với Luật Công chức, viên chức hay không. HĐND không được quyền ban hành cơ chế chính sách đặc thù thì HĐND cũng không có ý nghĩa, do đó cần làm rõ cơ chế chính sách phân quyền cho HĐND cấp quận, huyện, TP trực thuộc Thủ đô.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội bày tỏ, cần nhìn nhận Thủ đô là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội hơn là trung tâm kinh tế để có định hướng phát triển phù hợp. Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách cần cân nhắc tính dài hạn; chính sách của Thủ đô cũng cần bảo đảm quan hệ chặt chẽ đến các chính sách của các địa phương khác... "Bài toán của Thủ đô không thuần túy là quản trị đô thị mà phải bảo đảm phát triển đa dạng, bền vững", đồng chí Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Trong khi đó, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho rằng, quá trình sửa đổi luật cần tập trung vào 4 vấn đề, gồm: Xây dựng hệ thống y tế Thủ đô cần gần dân hơn, tập trung hơn, chuyên sâu hơn và phát triển mạnh mẽ khám, chữa bệnh từ xa. Các Đại biểu Quốc hội và chuyên gia cũng đề nghị TP rà soát tổng thể các cơ chế, chính sách sửa đổi Luật Thủ đô với các quy định pháp luật có liên quan; quan tâm lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động bởi các chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi); xây dựng báo cáo đánh giá tác động của các chính sách; có cơ chế cho công tác giải phóng mặt bằng nhằm có quỹ đất sạch cho quy hoạch...

Tổng hợp một số nội dung sau tọa đàm, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai nhấn mạnh, các đại biểu đã thống nhất nguyên tắc áp dụng pháp luật, phát huy được quy định mới khi sửa đổi Luật Thủ đô với những tính năng vượt trội, vai trò dẫn dắt. Bên cạnh đó, để thuyết phục Đại biểu Quốc hội thông qua luật, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đề nghị cần làm rõ cơ sở chính trị, khoa học, thực tiễn, pháp lý mà cơ sở chính trị vô cùng quan trọng… Từ đó, đòi hỏi các cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát phải đưa được những quan điểm, định hưởng lớn; kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được khi thực thi luật hiện hành và điều chỉnh, bổ sung mới những cơ chế, chính sách.

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai lưu ý nội dung đề xuất cơ chế, chính sách mới phải ưu việt, vượt trội hơn chính sách cũ và bảo đảm tính khả thi.

Bài 2: Lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học trên các lĩnh vực
Bài 1: Vì sao phải sửa đổi Luật Thủ đô?
Đỗ Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Huyện Đông Anh: đổi mới, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Huyện Đông Anh: đổi mới, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Chiều 7/11, UBND huyện Đông Anh long trọng tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) gắn với tổng kết công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Quận Bắc Từ Liêm thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam gắn với tuyên truyền Luật Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam gắn với tuyên truyền Luật Thủ đô

Sáng 7/11/2024, UBND quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11). Đặc biệt, Lễ hưởng ứng được quận Bắc Từ Liêm tổ chức gắn với hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô.
Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai thí điểm sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai thí điểm sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện sổ sức khỏe điện tử trên địa bàn thành phố phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.
Cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư

Cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư

Nhiều điểm mới, đặc thù trong Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước.
Chế tài xử lý khi lái xe lạng lách, vượt xe khác trên đường

Chế tài xử lý khi lái xe lạng lách, vượt xe khác trên đường

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, xe lưu thông trên đường chỉ được vượt khi có đủ các điều kiện được quy định. Việc không tuân thủ các quy định có thể khiến lái xe bị xử phạt hành chính, thậm chí nếu gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hà Nội: hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm thực hiện thế nào?

Hà Nội: hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm thực hiện thế nào?

Các khu vực ở Hà Nội được xem xét hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm bao gồm 12 quận hiện nay, 5 huyện sắp lên quận và 2 TP phía Bắc, phía Tây.
Bão Yinxing đổ bộ biển Đông, trở thành cơn bão số 7, sức gió mạnh nhất giật cấp 17

Bão Yinxing đổ bộ biển Đông, trở thành cơn bão số 7, sức gió mạnh nhất giật cấp 17

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 8/11, bão Yinxing đã đi vào vùng biển khu vực Bắc biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024.
Dự báo thời tiết 8/11: miền Bắc ngày nắng, gió nhẹ; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa dông rải rác

Dự báo thời tiết 8/11: miền Bắc ngày nắng, gió nhẹ; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa dông rải rác

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 8/11.
Dự báo thời tiết 7/11: miền Bắc nắng gió nhẹ; miền Trung mưa lớn; gió mạnh vùng biển

Dự báo thời tiết 7/11: miền Bắc nắng gió nhẹ; miền Trung mưa lớn; gió mạnh vùng biển

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 7/11.
Phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo mới nhất

Phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo mới nhất

Thông tư số 14/2024/TT-BGDĐT hướng dẫn quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo.
Việt Nam có thêm 2 cơ sở giáo dục lọt bảng xếp hạng châu Á

Việt Nam có thêm 2 cơ sở giáo dục lọt bảng xếp hạng châu Á

Theo bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2025 do Tổ chức QS World University Rankings vừa công bố, Việt Nam có 17 cơ sở giáo dục đại học lọt bảng xếp hạng châu Á.
Nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô

Nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm ôn lại quá trình phấn đấu, xây dựng, trưởng thành và phát triển của ngành...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động