Bài 2: Lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học trên các lĩnh vực
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênViệc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội là rất cần thiết, để giải quyết những bất cập |
Xây dựng 2 dự thảo Báo cáo
Theo đó, căn cứ Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và văn bản hướng dẫn thi hành, Thành ủy chỉ đạo UBND TP chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch số 777/KH-BTP-UBNDTPHN ngày 19-3-2021 về phối hợp lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); UBND TP đã ban hành Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 15-3-2021 và thành lập Tổ công tác xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) của TP, phân công các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện Tổng kết thi hành Luật Thủ đô 2012 và đề xuất các chính sách mới, nội dung cần xem xét sửa đổi trong Luật Thủ đô.
Tổ công tác phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về Xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp và nhóm chuyên gia tư vấn, tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các Sở, ngành, đơn vị có liên quan, xây dựng 2 dự thảo Báo cáo: Tổng kết thi hành Luật Thủ đô năm 2012; Tổng hợp đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Ngày 5-8-2021, Ban cán sự (BCS) Đảng UBND TP đã báo cáo trình Thường trực Thành ủy về 2 báo cáo nêu trên. Tiếp thu chỉ đạo của Thường trực Thành ủy tại Thông báo số 459-TB/TU ngày 13-8-2021, BCS Đảng UBND TP đã rà soát, hoàn thiện bổ sung các Báo cáo và tiếp tục trình Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy có ý kiến chỉ đạo.
Ban thường vụ Thành ủy thành lập Ban Chỉ đạo Xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 71 đồng chí, do đồng chí Bí thư Thành ủy làm Trưởng Ban Chỉ đạo, các đồng chí Phó Bí thư Thành ủy làm Phó Ban Chỉ đạo; thành viên Ban Chỉ đạo là các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và mời các đồng chí đại diện lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, Ban, bộ, ngành, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương, đại diện lãnh đạo các tỉnh trong Vùng Thủ đô, một số chuyên gia, nhà khoa học tham gia Ban Chỉ đạo; đã thành lập Tổ soạn thảo là bộ phận giúp việc cho Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo Xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã tổ chức họp cho ý kiến góp ý, định hướng hoàn thiện đối với 2 dự thảo Báo cáo. Trên cơ sở đó, BCS Đảng UBND TP đă tổ chức hội nghị chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho lãnh đạo UBND TP, các Sở, ngành rà soát, hoàn thiện các nội dung báo cáo Tổng kết thi hành Luật Thủ đô và rà soát, bổ sung, hoàn thiện nội dung chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Đến nay, việc hoàn thiện Báo cáo tổng kết và việc rà soát hoàn thiện chính sách đang được lãnh đạo UBND TP tập trung chỉ đạo các Sở, ngành thực hiện, thông qua các hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, bộ, ngành Trung ương và TP, các chuyên gia, nhà khoa học trên các lĩnh vực.
Thực hiện đồng thời những nhiệm vụ trọng tâm
Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII, cùng với việc tổng kết thi hành Luật Thủ đô, lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), TP Hà Nội đang thực hiện đồng thời những nhiệm vụ trọng tâm:
Thứ nhất, tổng kết thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6-1-2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011-2020, đồng thời nghiên cứu, đề xuất Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045;
Thứ 2, triển khai lập Quy hoạch Thành phố, Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Đây là những công việc hệ trọng của TP có quan hệ mật thiết, thống nhất với nhau, trong đó Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045 sẽ là cơ sở chính trị đặc biệt quan trọng cho việc xây dựng quy hoạch TP, điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và định hướng sửa đổi Luật Thủ đô.
Những nhiệm vụ này đã được Bộ Chính trị thống nhất sẽ xem xét, cho ý kiến tại phiên họp của Bộ Chính trị vào cuối tháng 12-2021.
Về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thành ủy đã ban hành Kế hoạch chỉ đạo các cơ quan cấp TP, các quận, huyện, thị ủy tiến hành tổng kết, trên cơ sở đó, đã chỉ đạo xây dựng dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và tổ chức lấy kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo. Dự thảo báo cáo đã cơ bản đánh giá nghiêm túc, đúng thực tế, khách quan, toàn diện những kết quả đạt được, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân rút ra những bài học kinh nghiệm sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết.
Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển Thủ đô đến năm 2045 theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII, dự thảo Báo cáo cũng đã cụ thể hóa bằng các phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045 một cách toàn diện trên các mặt: Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; Phát triển kinh tế; Phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, y tế, đảm bảo an sinh; Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển và quản lý đô thị, khai thác sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; Bảo đảm quốc phòng, an ninh; Hoạt động đối ngoại và hợp tác phát triển.
Dự thảo Báo cáo tổng kết hiện đang được tiếp tục xin ý kiến của các cơ quan, ban, bộ, ngành Trung ương, các viện nghiên cứu để chỉnh lý, hoàn thiện, làm rõ những định hướng lớn, những nhiệm vụ, giải pháp có tính dự báo, có tầm nhìn bao quát, dài hạn, phù hợp với tiến trình phát triển của Thủ đô và đất nước.
Về lập quy hoạch TP Hà Nội, điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, hiện TP đã xây dựng kế hoạch và triển khai hoàn thiện hồ sơ nhiệm vụ lập quy hoạch TP Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, TP tiến hành rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội (lập và phê duyệt năm 2011 theo quyết định số 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Trên cơ sở đó, đã nghiên cứu bước đầu nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Qua rà soát, đánh giá kết quả thực hiện cho thấy, việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội là rất cần thiết, để giải quyết những bất cập, hạn chế của Quy hoạch, phù hợp với những chính sách, văn bản pháp luật mới ban hành, chủ trương, định hướng phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới.
(Còn nữa)
Bài 1: Vì sao phải sửa đổi Luật Thủ đô? |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại