Bài cuối: “Đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung tuyên truyền, PBGDPL”
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCông tác tuyên truyền, PBGDPL tại phường Vĩnh Phúc đã được đổi mới về phương pháp và hình thức.(ảnh: Văn Biên) |
Đẩy mạnh tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng
Theo báo cáo của UBND phường Vĩnh Phúc, năm 2022, UBND phường tập trung phổ biến các văn bản pháp luật mới liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân và doanh nghiệp được Quốc hội thông qua và có hiệu lực năm 2021 và năm 2022 như Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020; Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2022; Luật phòng, chống ma túy 2021; Nghị định 32/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội…..
Ngoài ra, tiếp tục phổ biến, giới thiệu các văn bản pháp luật góp phần thực hiện chủ đề công tác của TP “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; phòng, chống dịch bệnh COVID-19; công tác tiếp dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, công tác quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, kỷ cương hành chính, chuyển đổi số, cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến... và xây dựng Chính quyền điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp, thí điểm mô hình chính quyền đô thị của TP, chính quyền số...
Đẩy mạnh tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn; Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan thuộc phường, ứng xử khi tham gia môi trường mạng xã hội, văn hóa phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để thích ứng an toàn, linh hoạt trong đại dịch, các vấn đề khác của xã hội được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội.
Cũng theo UBND phường Vĩnh Phúc, UBND phường đã tổ chức 3 buổi tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho nhân dân trên địa bàn phường, 01 buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về và trợ giúp pháp lý về Luật cư trú; Chỉ đạo Hội Phụ nữ phường tổ chức hội nghị tuyên truyền về An toàn thực phẩm, chỉ đạo và phối hợp với Bênh viện Phổi trung ương tuyên truyền các vẫn đề liên quan đến Covid-19, đẩy lùi bệnh lao kết hợp tư vấn chăm sóc sức khỏe hậu Covid; phối hợp với trường THCS Hoàng Hoa Thám tổ chức tuyên truyền giáo dục giới tính…
Bên cạnh đó, triển khai và tích cực hưởng ứng các cuộc thi do TP Hà Nội tổ chức “Tìm hiểu pháp luật về ứng xử trên môi trường mạng” do TP tổ chức và Hội thi “Tìm hiểu Nghị quyết 15 – NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam”; Cuộc thi tìm hiểu “Tìm hiểu pháp luật về ứng xử trên môi trường mạng”; Cuộc thi Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam ở nước ngoài”.
Phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Theo báo cáo của UBND phường Vĩnh Phúc, ngay từ đầu năm, UBND phường đã ban hành kế hoạch về công tác Phổ biến giáo dục pháp luật, Hòa giải cơ sở, chuẩn Tiếp cận pháp luật năm 2022 .
Theo đó, UBND phường Vĩnh Phúc đã triển khai kế hoạch đến: Tư pháp phường, Công an phường, MTTQ phường, các đoàn thể chính trị - xã hội. Có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng đơn vị; chỉ đạo bộ phận Tư pháp phường kiểm soát, tổng hợp, thiết lập hồ sơ trình UBND quận Ba Đình phê duyệt, công nhận phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra tại phường được chú trọng, quan tâm; Mỗi cán bộ, công chức UBND phường, cán bộ cơ sở, Nhân dân trên địa bàn được tiếp cận và nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của việc triển khai nhiệm vụ xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, nghiêm túc tổ chức thực hiện Quyết định 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Ông Đoàn Trung Chiến, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc cho biết, những năm qua, phường Vĩnh Phúc luôn được đánh giá cao về công tác xây dựng và duy trì phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. “Thông qua đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, sẽ thấy được thực trạng tiếp cận pháp luật tại địa phương, từ đó, có giải pháp cải thiện các điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân; tăng cường trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm cơ sở vật chất, các điều kiện khác để xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật”, ông Đoàn Trung Chiến nhấn mạnh.
Công tác rà soát, đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí đạt chuẩn tiếp cận pháp luật giúp chính quyền thấy được những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo điều hành, triển khai các nhiệm vụ chuyên môn để có giải pháp khắc phục, thực hiện đạt hiệu quả tốt hơn. Đồng thời qua việc tự đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật còn góp phần tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước, thực thi nhiệm vụ chuyên môn của chính quyền cấp phường; nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả thực thi công vụ của các bộ, công chức cấp phường.
Việc xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cũng là động lực góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Đó là cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, trong đó có văn hóa pháp luật. Giáo dục ý thức tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng nếp sống văn minh tại cộng đồng dân cư. Đề cao vai trò của người dân trong quản lý xã hội, góp phần giữ vững an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội phát triển bền vững và toàn diện.
“Thông qua việc thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật và thực hiện nhiệm vụ xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, các tổ chức, cá nhân sẽ được đảm bảo thực hiện quyền của mình, nhất là các nhóm quyền như: Quyền tiếp cận thông tin pháp luật, được bảo đảm giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp phường đúng quy định”, ông Đoàn Trung Chiến nhấn mạnh.
Năm 2022, UBND phường đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Luật PBGDPL, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được cải thiện và phát huy hiệu quả. Nội dung tuyên truyền liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của nhân dân nên đã góp phần nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật của nhân dân; tình hình vi phạm pháp luật ở địa phương cũng giảm nhiều. Tình hình vi phạm pháp luật ở địa phương đã giảm đáng kể trên các lĩnh vực. Tình hình khiếu nại tố cáo đông người không có. Các vụ việc đơn thư kiến nghị đã được giải quyết kịp thời theo quy định. Các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức đã chủ động tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan theo chức năng quản lý của tổ chức, chuyên môn được giao. |
Bài 1: Đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật vững vàng |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại