Thứ hai 25/11/2024 12:10
Dân vận khéo - “Lạt mềm buộc chặt”:

Bài 3: Góp phần củng cố mối đoàn kết toàn dân, phát huy dân vận khéo từ các tổ hòa giải

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thành viên tổ hòa giải đều là người có uy tín trong Nhân dân. Mỗi vụ việc mâu thuẫn xảy ra trên địa bàn, các thành viên tổ hòa giải đều vận dụng những kiến thức pháp luật, sự nhẹ nhàng, khéo léo trong lời ăn tiếng nói để từ mâu thuẫn lớn lại thành nhỏ, từ mâu thuẫn nhỏ thành không có, giúp các bên xích lại gần nhau.
Bài 3: Góp phần củng cố mối đoàn kết toàn dân, phát huy dân vận khéo từ các tổ hòa giải
Ông Nguyễn Đình Cương, SN 1953, Trưởng thôn 1, Tổ trưởng tổ hòa giải thôn 1, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ảnh: Công Phương.

Hóa giải mâu thuẫn ngõ đi chung nhờ sự khéo léo

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Cương, SN 1953, Trưởng thôn 1, Tổ trưởng tổ hòa giải thôn 1, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết, mỗi khi có vụ việc mâu thuẫn ở trên địa bàn, ông cùng thành viên tổ hòa giải đến nghe từng bên trình bày sự việc mâu thuẫn và mong muốn của từng bên. Sau khi tìm hiểu hai bên mâu thuẫn, ông sẽ thống nhất ngày, giờ, địa điểm tiến hành hòa giải. Sau đó, ông sẽ thông báo cho các hòa giải viên cùng có mặt. Khi đã đông đủ các thành phần tham dự buổi hòa giải, ông Cương sẽ giới thiệu các thành phần, đồng thời trình bày nội dung của việc mâu thuẫn giữa hai bên để mọi người nắm được, rồi cùng nghe hai bên mâu thuẫn trình bày và các thành viên khác sẽ phân tích, chia sẻ một cách hài hòa, công tâm nhất để hai bên hiểu ra vấn đề…

Chia sẻ về câu chuyện hòa giải, ông Cương cho hay, thời gian gần đây, phần lớn mâu thuẫn trên địa bàn liên quan đến đất đai và câu chuyện ông nhớ nhất là ông N.V.A mâu thuẫn với ông T.T.B về việc đổi đất lấy ngõ đi nhưng sau này một bên lại thay đổi ý kiến.

Cụ thể, ông T.T.B đến nhà ông Cương trình bày về việc ông N.V.A có người em ở bên trong ngõ nhưng không có lối đi nên đã liên hệ với ông B, người trong ngõ về việc ông B cắt một phần đất để làm lối đi và nhận lại phần đất khác. Ngõ đi sẽ có mấy hộ gia đình. Đồng thời, ông B ở ngõ sẽ đóng góp vào phần đường bê tông ông A đã làm từ trước là 10 triệu đồng và ông B đồng ý.

Thời gian vừa qua, ông B đã lớn tuổi và làm thủ tục sang tên đất cho con trai. Lúc này, cần phải đo lại diện tích đất nhà ông B và ký giáp ranh với các nhà bên cạnh thì ông A lại không ký. Do đó, ông B đã đến nhà ông Cương trình bày lại sự việc, nhờ ông Cương hòa giải giúp vì thời điểm đổi đất để đi chung ngõ ông Cương có mặt và chứng kiến sự việc.

Sau đó, ông Cương cùng ông B sang nhà ông A ngồi uống nước và trò chuyện. Tại đây, ông Cương phân tích về tình, về lý cũng như nêu lại quá khứ việc các bên đồng ý đổi đất để đi chung ngõ từ ngày xưa. Các bên đều còn sống và có giấy tờ viết tay đầy đủ,... Sau khi phân tích, ông A đã nghe ra và hiểu được câu chuyện nên đã ký giáp ranh cho ông B.

“Chúng tôi vận dụng những kiến thức pháp luật, sự nhẹ nhàng, khéo léo trong lời ăn tiếng nói để từ mâu thuẫn lớn lại thành nhỏ, từ mâu thuẫn nhỏ thành không có, giúp hai bên xích lại gần nhau, sự việc được hóa giải”, ông Cương nhấn mạnh.

Bài 3: Góp phần củng cố mối đoàn kết toàn dân, phát huy dân vận khéo từ các tổ hòa giải
Ông Trần Quang Chước, SN 1950, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Mặt trận dân cư, thành viên tổ hòa giải thôn Rô, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ảnh: Công Phương.

Phân tích có lý, có tình giúp các đương sự hiểu

Cùng chia sẻ về câu chuyện hòa giải, ông Trần Quang Chước, SN 1950, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Mặt trận dân cư, thành viên tổ hòa giải thôn Rô, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết, trên địa bàn thôn Rô có trường hợp một gia đình ông P.T.A ở trong ngõ, khi xã đổ bê tông đường làng ngõ xóm cho rộng rãi, sạch sẽ thì không ý kiến. Sau đó không lâu, ông này sửa nhà, quá trình múc móng cũ đi thì phát hiện đường bê tông ngõ xóm đã đổ đè lên móng nhà của ông A và ông này đã xây ra 15cm so với ngõ xóm.

Khi thấy ông này xây ra như vậy nên nhiều hộ gia đình trong xóm không đồng ý và đã ý kiến đến tổ hòa giải. Nhận được phản ánh của người dân, tổ hòa giải đã đến gặp mặt các bên, lắng nghe các bên trình bày ý kiến và mong muốn của mỗi bên.

Sau khi lắng nghe ý kiến, tổ hòa giải đã phân tích cái lý, cái tình, đúng, sai về sự việc trên và mọi người đều thống nhất là nhà ông A này không sử dụng đến khu vực đất tại móng nhà. Do đó, để nguyên bê tông đã đổ làm đường đi cho rộng rãi. Tổ hòa giải tư vấn được 1-2 hôm thì gia đình ông A nghe ra và quyết định không xây nữa.

Bên cạnh đó, trong ngõ đều là người họ hàng với nhà ông A này nên ông này cũng đồng tình, để ngõ đi chung cho rộng. Giải quyết xong mâu thuẫn, gia đình ông A và mọi người trong xóm lại vui vẻ, đoàn kết như xưa.

Chia sẻ về công tác hòa giải tại địa phương, lãnh đạo UBND xã Lại Yên cho biết, hàng năm, xã Lại Yên đều xây dựng kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn. Các thành viên tổ hòa giải trên địa bàn đều là người có uy tín tại khu dân cư, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc. Trong đó, tổ hòa giải thôn 1 luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt các công việc hòa giải ở cơ sở, không có đơn thư vượt cấp, khiếu kiện kéo dài, luôn đảo bảo an ninh trận tự tại địa phương.
Bài 2: Hòa giải viên và những câu chuyện về tuyên truyền chính sách Bài 2: Hòa giải viên và những câu chuyện về tuyên truyền chính sách

Thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, các hòa giải viên vẫn không quên phải thường xuyên cập nhật các thông tin, chỉ ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động