Thứ bảy 23/11/2024 17:19
Thành tựu của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính:

Bài 2: Mở ra nhiều cơ hội phát triển làng nghề

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Từ khi sáp nhập địa giới hành chính, ngoài sự hỗ trợ từ nhiều mặt của TP Hà Nội, các địa phương cũng đã có nhiều cơ chế hỗ trợ kinh phí cải tạo, nâng cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển làng nghề. Các huyện, thị xã thực hiện chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống…
Sản phẩm nón lá của Cơ sở sản xuất nón lá làng Chuông - Nghệ nhân Tạ Thu Hương (OCOP 4 sao), huyện Thanh Oai. Ảnh: Văn Biên
Sản phẩm nón lá của Cơ sở sản xuất nón lá làng Chuông - Nghệ nhân Tạ Thu Hương (OCOP 4 sao), huyện Thanh Oai. Ảnh: Văn Biên

Hỗ trợ cho các DN, hộ sản xuất, kinh doanh phát triển

Ông Dương Bá Mẫn -Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Oai cho biết, trên địa bàn huyện Thanh Oai có 21 xã, thị trấn gồm 129 thôn (làng), tổ dân phố trong đó có 46/51 làng nghề truyền thống được công nhận đang duy trì hoạt động và phát triển tập trung ở 14 xã.

Những năm qua, đặc biệt là năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, thực hiện công tác phát triển ngành nghề nông thôn UBND huyện Thanh Oai đã xây dựng và ban hành các Kế hoạch để triển khai. Thực hiện đăng ký tham gia Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ hai năm 2022.

Tham gia phối hợp đoàn của Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội khảo sát, đánh giá thực trạng các làng nghề phục vụ xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề gắn với du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2022-2025 tại làng nghề nón làng Chuông, xã Phương Trung.

Triển khai thực hiện công tác xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ năm 2022 trên địa bàn huyện. Qua đó, đã thực hiện tiếp nhận hồ sơ và đề nghị UBND TP xét tặng đối với 01 cá nhân tại xã Thanh Cao làm nghề đắp nề ngõa phù điêu.

Thực hiện hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, hướng dẫn các cơ sở công nghiệp nông thôn, nghệ nhân ở các làng nghề trên địa bàn huyện tham gia các hội chợ, triển lãm nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ như Hội chợ triển lãm hàng lưu niệm thủ đô năm 2022.

Thường xuyên đôn đốc chủ đầu tư các cụm công nghiệp trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trong đó có các cụm công nghiệp ở các xã có làng nghề như: Thanh Thùy, Phương Trung, Tân Ước, Hồng Dương …

Phối hợp với Chi cục PTNT Hà Nội và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện chương trình nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho các làng nghề năm 2022 tại xã Cao Dương và xã Kim Thư.

Triển khai thực hiện đề xuất, xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho 03 làng nghề: Làng nghề giò chả thôn Hoàng Trung, xã Hồng Dương; làng nghề điêu khắc Dư Dụ, xã Thanh Thùy; làng nghề nón lá thôn Cao Xá, xã Cao Dương.

Ông Khuất Quang Cảnh, Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ thông tin, trong những năm qua và 6 tháng đầu năm 2023, trên cơ sở các văn bản của Trung ương, TP Hà Nội, UBND huyện đã ban hành hàng loạt các Kế hoạch và năm 2023, UBND huyện ban hành Kế hoạch 393/KH-UBND ngày 24/3/2023 về bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn giai đoạn 2023 – 2025, trong đó chỉ đạo thực hiện việc duy trì, củng cố, phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống, chú trọng phát triển sản phẩm tiêu biểu, có giá trị kinh tế cao, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống.

Theo đó, UBND huyện thường xuyên tuyên truyền trên Đài phát thanh huyện, đài truyền thanh các xã, thị trấn về hệ thống các văn bản, chính sách của Trung ương, TP về phát triển công nghiệp, TTCN, thương mại dịch vụ, phát triển ngành nghề nông thôn, đồng thời kết hợp tuyên truyền trong các hội nghị, tập huấn của các ban, ngành từ huyện đến xã để toàn thể Nhân dân được biết. Phối hợp với Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện cung cấp thông tin về công tác đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các cụm công nghiệp đã thành lập.

Đã tổ chức thành công Triển lãm sinh vật cảnh sinh vật cảnh lần thứ IV, quảng bá sản phẩm nông sản huyện Phúc Thọ và các tỉnh, TP phía Bắc năm 2023; trưng bày sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP tại sân vận động huyện từ ngày 22/4 – 9/5/2023.

Tổ chức lễ Khởi công dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Thanh Đa, từ đó tạo điều kiện mặt bằng cho các hộ sản xuất, kinh doanh phát triển góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

UBND huyện tiếp tục duy trì, củng cố, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống; hướng dẫn UBND các xã Hát Môn, Long Xuyên hoàn thiện hồ sơ để đề xuất Thành phố công nhận danh hiệu “Làng nghề” năm 2023 đối với 2 làng nghề Mộc Triệu Xuyên xã Long Xuyên và mộc Hát Môn, xã Hát Môn và tổ chức Lễ ra mắt Hội làng nghề mộc – nội thất Phú An xã Thanh Đa.

Theo ông Khuất Quang Cảnh, đến nay, UBND huyện Phúc Thọ đã xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm: Chuối Vân Nam, Bưởi Tam Vân, Bưởi Phúc Thọ, cà dầm tương xã Tam Hiệp, tương nếp Tam Hiệp; rau an toàn Xuân Phú, thịt lợn Phúc Thọ và cà dầm tương, tương nếp tam hiệp.

Rau an toàn Xuân Phú, thịt lợn Phúc Thọ, nhãn hiệu chứng nhận du lịch Tích Giang và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận. Phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp (đơn vị tư vấn Sở KHCN Hà Nội) và các xã, thị trấn triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp năm 2023. Trình UBND TP Hà Nội, Sở Khoa học công nghệ chấp thuận cho sử dụng địa danh “Tích Giang” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận du lịch Tích Giang và sử dụng địa danh “Thanh Đa” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu du lịch rau an toàn Thanh Đa. Phối hợp với Sở Khoa học công nghệ Hà Nội, UBND xã Sen Phương thống nhất phương án để bảo hộ nhãn hiệu tập thể làng nghề xã Sen Phương.

Phối hợp với Trung tâm Khuyến công & PTCN, Sở Công thương tổ chức 01 tập huấn nâng cao năng lực quản trị kinh doanh cho khoảng 100 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn tại xã Thanh Đa, khảo sát hỗ trợ máy móc, thiết bị tiên tiến cho 02 cơ sở tại Thanh Đa, Liên Hiệp theo chương trình khuyến công TP . Phối hợp với Trung tâm liên kết đào tạo bồi dưỡng Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật thương mại tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao hiệu quả sản xuất cho khoảng 200 HTX, cơ sở sản xuất trong các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.

Năm 2020, Huyện Phúc Thọ được UBND TP phê duyệt thành lập 06 cụm công nghiệp (diện tích 94,87ha), trong 06 tháng đầu năm 2023 tiếp tục khởi công thêm 01 Cụm công nghiệp (đến thời điểm hiện tại có 2 cụm công nghiệp đã khởi công), 01 cụm đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đang hoàn thiện hồ sơ xin giao đất để tổ chức khởi công; 03 cụm đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng;

Theo kế hoạch trong năm 2023 các cụm sẽ hoàn thành công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút các các nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất, kinh doanh trong cụm, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, nhất là tại các xã làng nghề đang phát triển như: Liên Hiệp, Tam Hiệp, Long Xuyên, Võng Xuyên, Thanh Đa...

Hoàn thiện hồ sơ đề nghị Sở Công thương thẩm định trình UBND TP xem xét sớm thành lập các CCN Võng Xuyên 2, Sen Chiểu, Tích Giang. Thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt, rà soát, bổ sung thông tin quy hoạch xây dựng Phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Phúc Thọ giai đoạn đến năm 2030 theo chỉ đạo của UBND TP.

Trong giai đoạn 2021-2025, đến nay, huyện đã có 59 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3-4 sao, trong đó 29 sản phẩm đạt 4 sao, 30 sản phẩm đạt 3 sao; nhiều mô hình sản xuất an toàn được triển khai và nhân rộng như: vùng sản xuất rau an toàn 480ha, tại các xã Võng Xuyên, Thanh Đa, Thọ Lộc, Vân Phúc; 30ha Bưởi sản xuất theo hướng VietGAP tại các xã Vân Hà, Hiệp Thuận; 15,2 ha rau VietGAP tại các xã Xuân Đình, Hát Môn, Thanh Đa, Võng Xuyên, Thọ Lộc; 6ha chuối VietGap tại Vân Nam.

Làng nghề phát triển đã thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương

Sản phẩm lợn thạch cao của nghề Đường Hồng, xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ. Ảnh: Văn Biên
Sản phẩm lợn thạch cao của nghề Đường Hồng, xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ. Ảnh: Văn Biên

Ông Dương Bá Mẫn - Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Oai cho hay, hiện nay, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của Thanh Oai vẫn tập trung chủ yếu ở các xã có cụm công nghiệp và làng nghề như: Thanh Thùy, Cao Dương, Bích Hòa, Dân Hòa, Phương Trung ... Tổng số cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề trên địa bàn huyện có khoảng hơn 11.000 hộ, thu hút khoảng hơn 24.000 lao động, thu nhập của người lao động bình quân: 4,5 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Các sản phẩm của các làng nghề trên địa bàn huyện chủ yếu tiêu thụ phục vụ nhu cầu nội địa trong nước. Riêng một số sản phẩm như hàng thủ công mỹ nghệ, kim khí … ngoài phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, còn có một phần xuất khẩu sang các nước lân cận, chủ yếu là thị trường Trung Quốc.

Theo ông Dương Bá Mẫn, từ khi sáp nhập địa giới hành chính, các DN, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt từ TP Hà Nội, Sở Công thương, Sở NN&PTNT cũng như UBND huyện, như hỗ trợ kinh phí cải tạo, nâng cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng, quảng bá, kết nối giới thiệu sản phẩm…

“Qua đó, các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp, HTX hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp, TTCN trên địa bàn huyện đã không ngừng phát triển và đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần vào sự phát triển KT - XH chung của huyện. Mặc dù nền kinh tế chung gặp nhiều biến động nhưng các làng nghề trên địa bàn huyện vẫn giữ được nhịp tăng trưởng khá và bền vững” – ông Dương Bá Mẫn nhấn mạnh.

Theo ông Khuất Quang Cảnh, từ khi sáp nhập địa giới hành chính, được sự hỗ trợ về mọi mặt từ TP Hà Nội và các ban, ngành, cùng sự nỗ lực của địa phương, ản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn huyện Phúc Thọ đã đạt được những kết quả trên nhiều mặt quy mô sản xuất nhiều làng nghề đã được mở rộng và phát triển, các cụm công nghiệp được hình thành đã tạo điều kiện về mặt bằng cho các doanh nghiệp, hộ làng nghề sản xuất tập trung.

Các doanh nghiệp, hộ làng nghề đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, thiết bị máy móc, mở rộng sản xuất, phát triển nhiều mặt hàng sản xuất mới, sản phẩm không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, mở rộng được thị trường tiêu thụ và nâng cao hiệu quả của sản xuất. Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN chiếm tỷ trọng cao, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập trong nhân dân góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã có nghề và thu hút, giải quyết được lao động ở các xã trong khu vực.

“Phát triển làng nghề truyền thống đã thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, các làng nghề truyền thống không những tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn mà còn hạn chế người dân tự do ra thành phố tìm việc làm, huy động được nguồn lực trong dân, sử dụng tài nguyên sẵn có tại địa phương, giữ gìn bản sắc văn hóa, thu hẹp khoảng cách về mức sống” - ông Khuất Quang Cảnh nhấn mạnh.

Ông Khuất Quang Cảnh cho biết, các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh đã được hưởng lợi nhiều từ các chính sách hỗ trợ của TP Hà Nội từ khi sáp nhập địa giới hành chính. Việc được đầu tư phát triển, mở rộng các ngành nghề truyền thống trên địa bàn huyện đã thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương nơi có nghề và số lao động các địa phương khác trong và ngoài huyện.

Nâng cao đời sống vật chất cho Nhân dân, tạo nguồn thu ngân sách địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn theo hướng công nghiệp hoá, đồng thời đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng và góp phần gia tăng khối lượng hàng hoá bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngành nghề truyền thống phát triển đã góp phần duy trì, bảo tồn di sản văn hoá quý báu của Hà Nội nói chung và Phúc Thọ nói riêng.

Chia sẻ với PV PLXH, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ cho biết, là một huyện nông nghiệp, nằm về phía Tây Thủ đô Hà Nội, phúc Thọ có tổng diện tích tự nhiên 118,63 km2, dân số 19,5 vạn người, gồm 20 xã và 01 thị trấn. Huyện hiện có 07 làng nghề được TP công nhận gồm: Làng nghề May Thượng Hiệp xã Tam Hiệp, Làng nghề chế biến nông sản Hiếu Hiệp xã Liên Hiệp, Làng nghề chế biến nông sản Hạ Hiệp xã Liên Hiệp, Làng nghề chế biến nông sản Linh Chiểu xã Sen Phương, Làng nghề dệt thảm Thôn Đông xã Phụng Thượng, Làng nghề mộc thôn Phú An xã Thanh Đa và Hoa cây cảnh xã Tích Giang. Tuy nhiên, đến nay đã có 03 làng nghề bị mai một, gồm Làng nghề chế biến nông sản Hiếu Hiệp xã Liên Hiệp, Làng nghề chế biến nông sản Hạ Hiệp xã Liên Hiệp, Làng nghề dệt thảm Thôn Đông xã Phụng Thượng.

Ngoài các làng nghề đã được công nhận, trong những năm gần đây, huyện Phúc Thọ đã phát triển thêm được một số làng nghề mới, như: nghề mộc Triệu Xuyên xã Long Xuyên, làng Hát Môn xã Hát Môn, sản xuất con giống bằng thạch cao ở Đường Hồng xã Thanh Đa, sản xuất Tương xã Thượng Cốc, May mặc thôn Táo Ngoại xã Tam Thuấn…

“Với tổng số gần 2.000 cơ sở và hộ sản xuất tại các làng nghề, làng có nghề đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương và các xã, huyện lân cận, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân” – ông Kiều Trọng Sỹ nhấn mạnh.

(Còn nữa)

Bài 1: Tầm nhìn từ quyết sách lớn
Hà Nội: “Gỡ” khó cho nguồn nguyên liệu sản xuất của các làng nghề
Hà Nội: Tăng cường kết nối vùng nguyên liệu giữ làng nghề
Khánh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động