Thứ sáu 29/03/2024 07:00

Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật - bài 1: Thống nhất theo các chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Là một nội dung thành phần trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, việc xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ góp phần góp phần xây dựng nông thôn mới, cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa pháp lý của người dân khu vực nông thôn.
Một góc nông thôn mới tại thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội.
Một góc nông thôn mới tại thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Mục tiêu triển khai

Trong bộ máy hành chính Nhà nước, UBND xã, phường, thị trấn (cấp xã) có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Đây là cấp chính quyền cơ sở, trực tiếp tổ chức thi hành pháp luật và giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thực hiện và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Tiếp cận pháp luật nói chung và tiếp cận thông tin pháp luật nói riêng là tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền của chính quyền các cấp ở địa phương thông qua việc công nhận địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Mục tiêu của việc triển khai xây dựng xã phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị trong thi hành pháp luật tại địa bàn cấp xã.

Tổ chức và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành Hiến pháp, pháp luật, quản lý Nhà nước và xã hội bằng pháp luật. Qua đó, nắm bắt thực trạng, đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại trong quản lý, tổ chức thực hiện các tiêu chí và chỉ tiêu tiếp cận pháp luật. Từ đó, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã trong thực thi công vụ.

Cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Để thực hiện mục tiêu này, cùng với quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vấn đề xây dựng xã phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý Nhà nước, nhất là tại cơ sở trong khi xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động và nền hành chính hiện đại, phục vụ Nhân dân.

Quá trình hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá

Để tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nhằm bảo đảm, thực hiện quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, từ năm 2013, Bộ Tư pháp đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24-1-2013 hướng dẫn thực hiện quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở và tiếp đó là Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 8-5-2017 quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Thực tiễn triển khai các Quyết định này, bên cạnh những kết quả đạt được cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cả về vấn đề thể chế lẫn tổ chức thi hành như: các tiêu chí, chỉ tiêu không còn phù hợp, quy định chưa phải là quy phạm pháp luật nên có nơi thực hiện chưa nghiêm…

Trên cơ sở tổng kết, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo kết hợp với việc thể chế hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các chủ trương, định hướng lớn về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Kết luận số 80-KL/TW ngày 20-6-2020 của Ban Bí thư; các nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 6-10-2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

So với Quyết định 619/QĐ-TTg, bộ tiêu chí đã được lược bỏ 8 chỉ tiêu trùng lắp, không thuộc trách nhiệm của chính quyền cấp xã; 16 chỉ tiêu được kế thừa nhưng có sự chỉnh sửa để phù hợp, khả thi, đề cao tính đầy đủ, kịp thời, đúng quy định trong thực hiện trách nhiệm của chính quyền cấp xã; đồng thời bổ sung mới 4 chỉ tiêu theo hướng chú trọng tới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, sự gương mẫu của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ và chấp hành pháp luật, bảo đảm an toàn về an ninh, trật tự… nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân trong việc tiếp cận với pháp luật và các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Việc ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn Đảng, Nhà nước chủ trương xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, bảo đảm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng” tại Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Việc triển khai gắn kết nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và xã đạt chuẩn nông thôn mới tận dụng, tiết kiệm nguồn lực của Nhà nước khi tổ chức triển khai, các địa phương nhanh chóng nắm bắt được nội dung để tổ chức triển khai thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật do đã quen thuộc với phương thức tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

(Còn nữa)

Việc hoàn thiện thể chế về xây dựng địa phương tiếp cận pháp luật còn nhằm thể chế hóa và thực thi Chương trình Nghị sự toàn cầu về phát triển đến năm 2030 của Liên hiệp quốc. Chương trình đã xác định cần “đảm bảo tiếp cận rộng rãi thông tin (trong đó có thông tin pháp luật) và bảo vệ các quyền tự do cơ bản, phù hợp với luật pháp quốc gia và các hiệp định quốc tế”.
Anh Hùng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động