Bác sĩ thông tin việc cháu bé 8 tháng tuổi nguy kịch vì được “thầy lang” chữa bỏng bằng lông thú
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTrước đó, Cháu T.A mới 8 tháng tuổi nhập viện Sản nhi Nghệ An cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng với 32% cơ thể, độ bỏng II,III, điều đáng nói, những vết thương sâu do bỏng lại được đắp kín bằng một lớp lông như lông động vật. Sau khi tiếp nhận, các Bs BV Sản nhi Nghệ An đã tiến hành cấp cứu, điều trị cho bé. Khẩn trương loại bỏ lớp lông bôi đắp vào phần vết thương bị bỏng sâu và tiến hành các thủ thuật để chống nhiễm trùng cho vết thương.
Qua khai thác thông tin từ người nhà bệnh nhân được biết, trước đó cháu bị cháo nóng đổ lên phần bụng và chân gây bỏng, người nhà nghe mách nước nên nhờ một “thầy lang” điều trị bằng phương pháp “gia truyền”. Viị “lang vườn” này đã dùng một loại lông trông như lông động vật, đắp và bôi lên những vết thương bỏng. Sau khi được “thầy lang” xử lý, tình trạng bỏng của cháu không thuyên giảm, cò có dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng, gia đình mới quyết định cho bé vào BV Sản nhi Nghê An để điều trị.
Bác sĩ Đường Thị Hải Chi – BV Sản nhi Nghệ An thông tin, tiếp nhận điều trị bỏng cho bé T.A cũng “thấy choáng” khi cháu bé phần bị bỏng được đắp đầy lông động vật, nguy cơ nhiễm trùng cao, ngay lập tức thực hiện các biện pháp điều trị, loại bỏ lông đông vật khỏi vết bỏng cho cháu.
“Hiện sức khỏe cháu bé đã ổn định, phía BV vẫn hết sức tích cực trong việc theo dõi sát và điều trị cho bé.” – Bác sĩ Chi nói.
Cháu TA nguy kịch sau khi được "thầy lang" chữa bỏng bằng "gia truyền" là đắp lông động vật lên vết bỏng nặng. |
Theo Bác sĩ Chi, bỏng ở trẻ em trên 10% thì được xác định là bệnh nhân thuộc diện bỏng nặng. Bệnh nhân sẽ rất đau, mất dịch, điện giải và rất dễ tử vong. Trước đó khoảng hai tháng, có trường hợp cháu bé 2 tuổi trú tại huyện Thanh Chương bị bỏng nặng, nhưng lại được gia đình nhờ “thầy lang” chữa bằng “gia truyền” là bôi đắp lá chuối và hành tăm lên vết bỏng trên cơ thể khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng, khi đưa vào viện điều trị thì đã quá muộn nên cháu bé tử vong.
Bác sĩ Chi khuyến cáo, khi trẻ em bị bỏng nên kịp thời đưa ra khỏi khu vực bị bỏng, sau đó ngâm nước sạch với khu vực bị bỏng, càng nhanh càng tốt. Thời gian ngâm vào nước khoảng chừng 30 phút, hạn chế làm vỡ các nốt phồng rộp da do bỏng, sau đó xử lý khô ráo phần bỏng, che phủ phần bỏng bằng khăn, vải sạch, hoặc băng gạc y tế và đưa tới cơ sở y tế để điều trị.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại