Bác kháng cáo của bị cáo và kháng nghị của VKSND
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênDẫn giải bị cáo Tài vào phòng xử án |
HĐXX nhận định, về kháng cáo của bị cáo Tài, tài sản của Nhà nước không mất đi nhưng hành vi vi phạm của bị cáo không phải là không vi phạm pháp luật. Mức hình phạt của bị cáo là 10-15 năm tù, cấp sơ thẩm đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo còn 8 năm tù. Vì vậy, không có cơ sở để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Đối với việc xin giảm nhẹ của các bị cáo Đào Anh Kiệt, Trương Văn Út, HĐXX xét thấy mức án mà cấp sơ thẩm đã tuyên tương xứng với vị trí, chức vụ của các bị cáo. Bị cáo Lê Thị Thanh Thúy, lợi dụng sự quen biết bị cáo đã trao đổi với Nguyễn Thị Thu Thủy, góp vốn để tham gia vào dự án, quản lý, khai tháng lô đất 8-12 Lê Duẩn. Với vị trí của bị cáo trong vụ án, mức án 5 năm tù mà cấp sơ thẩm đã tuyên là đúng người, đúng tội. Do đó, HĐXX đã bác kháng cáo của 4 bị cáo Tài, Thúy, Kiệt, Út, giữ nguyên mức án sơ thẩm.
Tòa chấp nhận một phần kháng cáo bị cáo Nguyễn Hoài Nam, tuyên phạt bị cáo Nam 3 năm tù (phiên sơ thẩm, bị cáo Nam nhận án phạt từ TAND TP HCM là 4 năm tù).
Về kháng nghị của VKSND TP HCM: cấp sơ thẩm chỉ thu hồi 126/157 tỷ đồng là tiền vốn góp của Cty Quản lý kinh doanh nhà để trả về cho ngân sách Nhà nước là vẫn gây thiệt hại cho nhà nước hơn 30 tỷ đồng; VKSND cho rằng, thiệt hại cần được xác định tại thời điểm khởi tố vụ án là hơn 1.927 tỷ đồng theo cáo trạng của VKSND TC, không phải là hơn 252 tỷ đồng, tại thời điểm các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, căn cứ vào hồ sơ, số tiền 30 tỷ đồng không mất đi nên kháng nghị của VKSND TP HCM là không có căn cứ. HĐXX quyết định bác toàn bộ kháng cáo của VKSND TP HCM.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại