Thứ sáu 22/11/2024 15:17
Thực hiện Chương trình số 08-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội: Thẳng thắn nhận diện, giải quyết các chỉ tiêu còn yếu

Bài 2: Còn thiếu hơn 4.200 giường bệnh phục vụ chăm sóc sức khoẻ Nhân dân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo đánh giá, một trong 3 chỉ tiêu khó cần tập trung chỉ đạo thực hiện trong Chương trình số 08-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội là chỉ tiêu số giường bệnh/vạn dân. Mục tiêu đến năm 2025, chỉ tiêu số giường bệnh/vạn dân mục tiêu đạt 30-35 giường bệnh/vạn dân.
Bài 2: Còn thiếu hơn 4.200 giường bệnh phục vụ chăm sóc sức khoẻ Nhân dân
Hiện, tổng số giường bệnh của Hà Nội đạt 22.796 giường. Để thực hiện mục tiêu 30 giường bệnh/vạn dân đến năm 2025, cần bổ sung tối thiểu 4.204 giường bệnh.

Chưa thống nhất được quan điểm về việc bàn giao các bệnh viện đóng trên địa bàn cho Hà Nội

Hiện, tổng số giường bệnh của Hà Nội đạt 22.796 giường. Để thực hiện mục tiêu 30 giường bệnh/vạn dân đến năm 2025, cần bổ sung tối thiểu 4.204 giường bệnh.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, chỉ tiêu giường bệnh/vạn dân là chỉ tiêu khó, tồn tại qua nhiều nhiệm kỳ nhưng chúng ta đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 gần như hoàn thành chỉ tiêu này. Quan điểm của ngành y tế là ngành phải giữ vai trò chủ công, tham mưu đề xuất với TP hoàn thành chỉ tiêu này.

Cụ thể, tại từng quận, huyện, lãnh đạo căn cứ vào những sơ sở y tế trên địa bàn để tính tỷ lệ giường bệnh và hoàn thành chỉ tiêu. Thực tế, có nhiều quận, huyện có bệnh viện (BV) bộ, ngành Trung ương hoặc BV thuộc Bộ Y tế dành một phần số giường bệnh phục vụ chăm sóc sức khoẻ người dân tại Hà Nội (theo thống kê của bảo hiểm y tế, tỷ lệ này chiếm khoảng 20%).

Để đạt được mục tiêu tỷ lệ giường bệnh/vạn dân, TP đã đưa ra các giải pháp về chuẩn bị dự án trên địa bàn - đặc biệt với 6 BV mới được khởi công xây dựng. Dự kiến BV thấp nhất là 250 giường, BV nhiều nhất là 500 giường. Trong số này có BV lấy nguồn từ ngân sách TP, có BV vốn từ nguồn xã hội hóa. Được biết, nội dung này Sở KH&ĐT đã rất tích cực cùng Sở Y tế, Tài chính phối hợp trong chủ trương đầu tư.

Riêng về xã hội hóa, có một số BV cần thu hút xã hội hóa như BV trên địa bàn huyện Gia Lâm, chuyên khoa Nội tiết trên địa bàn Bắc Từ Liêm, BV lão khoa tại Sóc Sơn.

Cũng theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, theo tinh thần Nghị quyết 19 và Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng như Luật Khám, chữa bệnh về quy hoạch y tế, các BV bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn phải trực thuộc sự quản lý của địa bàn, nên Hà Nội cũng sẽ có thêm tối thiểu 680 giường. Tuy nhiên nội dung này gặp khó khăn, khi Hà Nội gửi văn bản tới các bộ, ngành Trung ương. Quan điểm của các bộ, ngành là không muốn để các BV trực thuộc Hà Nội.

Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ đã ban hành văn bản đề nghị các bộ, ngành khẩn trương bàn giao các BV đóng trên địa bàn cho Hà Nội. UBND TP đã có văn bản gửi các bộ, ngành nhưng các bộ, ngành có văn bản trả lời không nhất trí, không đồng thuận nhưng không đưa ra cơ sở pháp lý về nội dung này.

Bài 2: Còn thiếu hơn 4.200 giường bệnh phục vụ chăm sóc sức khoẻ Nhân dân
Khám chữa bệnh cho bệnh nhân tại BV Ung bướu Hà Nội

Bên cạnh đó, hiện còn khó khăn trong hoàn thiện các BV của ngành y tế. Sở Y tế đề xuất 18 dự án trong đó có 2 dự án gặp khó khăn là BV Hà Đông và BV Sơn Tây. TP đã quan tâm đầu tư xong cơ sở vật chất nhưng lại thiếu trang thiết bị.

Còn quá nhiều khó khăn trong thực hiện các dự án đầu tư cải tạo nâng cấp và xây mới bệnh viện

Vào tháng 2/2023, tại cuộc làm việc với Sở Y tế Hà Nội về tiến độ triển khai các dự án đầu tư nâng cấp hệ thống y tế, giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo của TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đề nghị Sở Y tế, các BV phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động hơn nữa trong việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, nhất là các công trình trọng điểm như: BV Nhi Hà Nội, BV Tim Hà Nội cơ sở 2, BV Thận cơ sở 2… Đồng thời, cần nâng tầm một số lĩnh vực là thế mạnh của các BV trực thuộc ngành Y tế Hà Nội như tim mạch, thận…, từ đó xây dựng những cơ sở này thành trung tâm khám, chữa bệnh ngang tầm khu vực và quốc tế để người dân không phải ra nước ngoài chữa bệnh.

Dự án đầu tư xây dựng BV Nhi Hà Nội - giai đoạn 1 (quận Hà Ðông) được TP phê duyệt chủ trương từ năm 2015, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018. Dự án nhằm mục tiêu xây dựng BV đa khoa nhi hoàn chỉnh được xây dựng theo tiêu chuẩn hạng I nhằm tổ chức các dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng cao với công nghệ kỹ thuật cao và chuyên sâu. Nhưng đến đầu năm 2022, dự án mới hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và thi công san nền, tường rào, thời gian hoàn thành dự án phải lùi tới quý I/2024.

Ngoài BV Nhi Hà Nội, nhiều dự án nâng cấp, xây dựng và mở rộng các BV khác như BV Ða khoa huyện Thường Tín, Ða khoa Hà Ðông, Ða khoa huyện Ba Vì, Ða khoa Sơn Tây... cũng bị chậm tiến độ, phải chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang.

Bài 2: Còn thiếu hơn 4.200 giường bệnh phục vụ chăm sóc sức khoẻ Nhân dân
Để thực hiện mục tiêu về số giường bệnh/vạn dân vào năm 2025, Sở Y tế đã có ý kiến đề xuất 3 nội dung và được HĐND TP đồng ý. Đó là mở rộng đầu tư một số BV ngoại thành và các BV ở các huyện chuẩn bị lên quận; xin mới một số BV bằng nguồn vốn đầu tư công, tiếp nhận một số BV bộ, ngành; kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng BV bằng nguồn vốn xã hội hoá

Theo báo cáo của Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng TP Hà Nội, HĐND TP đã phê duyệt 22 dự án thuộc lĩnh vực y tế tại Nghị quyết số 37/NQ-HÐND ngày 10/12/2022. Trong đó có 5 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020, 7 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và 10 dự án đang lập, trình báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

7 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư bao gồm: Nâng cấp BV Tâm thần Hà Nội và BV Ung bướu Hà Nội; xây dựng BV Tim Hà Nội cơ sở 2, Trung tâm Pháp y Hà Nội và BV Ða khoa Hòe Nhai, đồng thời, cải tạo và nâng cấp đầu tư hệ thống khí y tế và hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế tại các bệnh viện thuộc Sở Y tế Hà Nội. Còn 10 dự án đang lập, trình báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư gồm: Xây dựng BV Thận cơ sở 2; cải tạo và nâng cấp BV Bắc Thăng Long; nâng cấp BV Ða khoa Y học cổ truyền; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội; Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội; xây mới BV Bệnh nhiệt đới Hà Nội khu vực phía bắc; BV Mắt thành phố Hà Nội; BV Ða khoa khu vực phía nam và cải tạo, nâng cấp BV Ða khoa Ðống Ða. Các dự án đầu tư cải tạo nâng cấp và xây mới các BV nêu trên sẽ giúp tăng cơ số giường bệnh, giúp ngành Y tế Thủ đô thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng còn chậm; việc triển khai các gói thầu mua sắm trang, thiết bị y tế còn vướng mắc nhiều thủ tục; công tác duy trì khám, chữa bệnh cho người dân khi di dời cơ sở khám, chữa bệnh để nâng cấp, sửa chữa chưa bảo đảm..

Để thực hiện mục tiêu về số giường bệnh/vạn dân vào năm 2025, Sở Y tế đã có ý kiến đề xuất 3 nội dung và được HĐND TP đồng ý. Đó là mở rộng đầu tư một số BV ngoại thành và các BV ở các huyện chuẩn bị lên quận; xin mới một số BV bằng nguồn vốn đầu tư công, tiếp nhận một số BV bộ, ngành; kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng BV bằng nguồn vốn xã hội hoá.

Đối với nội dung đầu tư mở rộng các dự án chuyển tiếp cũng như dự án trung hạn giai đoạn đến năm 2025 đã được HĐND TP phê duyệt. Các dự án chuyển tiếp hiện đã được bố trí vốn và đang được thực hiện tại 5 BV gồm: BV Đa khoa Hà Đông, BV Sơn Tây, BV Tâm thần Hà Nội, BV Thường Tín và BV Nhi Hà Nội. Với dự án bổ sung xây dựng BV, đến nay BV Hà Đông đã hoàn thành xây dựng, đang đề xuất mua trang thiết bị; BV Tâm thần Hà Nội đã hoàn thành báo cáo kỹ thuật; BV Đa khoa Thường Tín đã thi công đảm bảo tiến độ. Còn 12 dự án trong đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 đang được xin chủ trương đầu tư cũng như xây dựng báo cáo các kỹ thuật để triển khai.

Việc tiếp nhận một số BV bộ, ngành trung ương như BV Nam Thăng Long, BV Than Khoáng sản, BV Bộ Xây dựng, thực hiện chỉ đạo của TP, Sở Y tế đã làm việc với các bệnh viện và tham mưu UBND TP gửi công văn đến các bộ, ngành để có hướng dẫn quá trình thực hiện chuyển các BV này về cho TP quản lý. Riêng với BV Nam Thăng Long, Phòng khám Đa khoa, BV Bộ GTVT hiện nay đã phối hợp Sở Tài chính đề nghị chuyển giao tài sản.

Về nội dung kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng BV bằng nguồn vốn xã hội hóa với dự kiến 1.946 giường, hiện TP đã kêu gọi đầu tư xây dựng mới 4 BV bằng nguồn vốn xã hội hóa: ĐV Đa khoa Gia Lâm, BV Thạch Thất, BV Lão khoa Hà Nội (tại Sóc Sơn), BV Nội tiết Hà Nội (tại Bắc Từ Liêm), hiện đang chờ các nhà đầu tư tham gia đầu tư.

Theo lộ trình dự kiến, đến năm 2025 dự kiến số giường bệnh trên địa bàn TP Hà Nội tăng thêm từ 3 nguồn như sau: Đầu tư mở rộng (với các BV ở các huyện ngoại thành còn quỹ đất), xây dựng mới một số BV bằng nguồn vốn đầu tư công (dự kiến 2.060 giường); tiếp nhận một số BV của bộ, ngành chuyên quản (dự kiến 350 giường); kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng BV bằng nguồn xã hội hóa (dự kiến 1.946 giường). Số giường bệnh tăng thêm dự kiến 4.806 giường bệnh, đạt 30,67 giường bệnh/vạn dân.

Hà Nội: Chất lượng chăm sóc sức khoẻ Nhân dân nâng cao qua Chương trình 08-Ctr/TU
Bài 1: Nhiều giải pháp để đạt mục tiêu 15 bác sỹ/vạn dân
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động