ATTP trong trường mầm non: Nhà trường và phụ huynh phải cùng chung tay
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTổ chức cho trẻ ăn tại trường mầm non đòi hỏi người nấu ăn phải có sự phối hợp với giáo viên để chất lượng bữa ăn của trẻ được nâng cao và đảm bảo dinh dưỡng. Trên cơ sở đó có khả năng tốt trong việc tuyên truyền giáo dục cà các kiến thức về vệ sinh dinh dưỡng, an toàn thực phẩm cho các bậc phụ huynh.
Giáo viên và cô nuôi luôn có sự trao đổi với nhau. Vì giáo viên là người trực tiếp cho trẻ ăn, sát sao trong từng bữa ăn của trẻ. Biết được trẻ thích ăn những món gì thì phát huy và không thích ăn những món gì thì để loại bỏ. Bởi trẻ có ăn được thì mới lớn được, mới có sức khỏe để vui chơi, học tập.
Những món người lớn ta thích ăn, coi là ngon nhưng với trẻ chưa chắc đã là ngon. Một món ăn cho trẻ được gọi là ngon miệng không phải là cô thử hộ cho là ngon thì người đầu bếp được công nhận là ngon, là tốt. Nếu món ăn được công nhận là ngon thì trẻ phải ăn được hết suất, ở nhiều trẻ kết quả trên trẻ cao thì món ăn đó được gọi là hoàn hảo.
|
Đặc biệt quan tâm đến trẻ suy dinh dưỡng và những trẻ béo phì để có chế độ ăn riêng. Thông qua sự phối hợp giữa người nấu ăn và giáo viên giúp cho giáo viên nâng cao nghiệp vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Nắm chắc hơn về chất lượng dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm để giáo dục trẻ có nề nếp ăn uống sạch sẽ, văn minh, lịch sự. Giúp cho người nấu ăn có kinh nghiệm trong chế biến đảm bảo đủ lượng và chất cần thiết để chế biến phù hợp với đặc điểm sinh lý và khả năng tiêu hóa của trẻ.
Các cô nuôi là người trực tiếp chăm lo cho sức khỏe từng bữa cơm cho các con là chính, nhưng bên cạnh đó gia đình luôn được trao đổi với các cô giáo và phối kết hợp với các cô nuôi để tìm ra những bữa ăn ngon, đầy đủ dưỡng chất và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
Nhà trường và các cô tuyên truyền đến phụ huynh bớt chút thời gian buổi chiều tối về nhà nấu thêm những bữa cơm ngon miệng cho trẻ, vì chỉ có bàn tay của người mẹ thì thức ăn mới được gọi là an toàn, không nên mua thức ăn được chế biến sẵn ở ngoài chợ, mùi vị vừa nhạt nhẽo, vừa không an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. Có nhiều hình thức tuyên truyền như tháp dinh dưỡng cân đối, bảng thực đơn, bảng công khai tài chính…
Để có những bữa ăn chất lượng cho trẻ phải đảm bảo VSATTP, cách chế biến các món ăn phải luôn thay đổi và được kết hợp từ nhiều loại thực phẩm khác nhau…
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại