Thứ sáu 22/11/2024 02:26

4 số Pháp luật & Xã hội mỗi tuần thực sự là kênh thông tin pháp luật hữu hiệu đối với chúng tôi

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tôi chưa dứt lời giới thiệu, bác Bùi Văn Phùng (79 tuổi) - Tổ trưởng tổ hòa giải tổ dân phố số 2, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã cười rất tươi và chỉ vào tờ Pháp luật & Xã hội đang để ngay ngắn trên bàn: “Bác vẫn nhận được báo thường xuyên, kênh kiến thức về pháp luật rất hữu ích đấy cháu”.
Bác Bùi Văn Phùng
Bác Bùi Văn Phùng

Nhiều năm làm công tác hòa giải, bác Phùng chia sẻ, để có được nền tảng kiến thức, kinh nghiệm và uy tín để làm công tác hòa giải thực sự không đơn giản. Bản thân bác cũng nhờ kinh nghiệm nhiều năm làm Phó Bí thư chi bộ khu dân cư, Tổ trưởng tổ dân phố, nắm chắc tình hình của tổ, từng nhân sự của mỗi hộ gia đình. Nên khi có vấn đề mâu thuẫn xảy ra, bác có thể đưa ra những giải pháp xử lý có tình, có lý, giảm bớt được những điểm nóng từ cơ sở.

Bác Bùi Văn Phùng nhớ lại, vào năm 2020, tại khu tập thể 23B Hàng Tre, chỉ từ việc làm lại cánh cửa của trạm bơm nước mà người dân trong khu tập thể đã kiến nghị đông người. Người dân cho rằng, nếu tổ dân phố không giải quyết được thì sẽ khiếu nại lên cấp ủy, lên phường và quận. Câu chuyện tưởng chừng rất đơn giản về việc cánh cổng được thay từ cánh gỗ bằng cánh inox. Khi làm xong có người dân mang nam châm thử vào cánh cửa inox, nam châm vẫn hút. Vậy là mâu thuẫn xảy ra, người dân trong khu tập thể cho rằng người được giao làm đã có yếu tố vụ lợi cá nhân, dẫn đến chất lượng cánh cửa không đảm bảo yêu cầu.

Bác Phùng với cương vị là Phó Bí thư chi bộ, Tổ trưởng tổ hòa giải, Tổ trưởng tổ dân phố đã rất cẩn thận tiến hành tìm hiểu ngọn nguồn sự việc. Bác gọi những người có liên quan, gọi người làm cánh cổng, yêu cầu xuất trình hóa đơn chứng từ. Xác định chi phí làm cánh cổng chỉ khoảng hơn 2 triệu đồng, không có yếu tố vụ lợi cá nhân, mà do sơ suất, không cẩn thận giám sát của người được giao làm nên dẫn đến chất lượng không đúng.

Tại buổi hòa giải, bác Phùng đã yêu cầu người làm sai nhận lỗi, những người dân khiếu nại lắng nghe và góp ý. Sự việc sau đó đã được hòa giải thành công với sự thấu hiểu, đồng thuận với kết luận cuối cùng của các bên tham gia.

Bác Phùng chia sẻ, nhiều người cứ nghĩ mâu thuẫn từ các tổ dân phố, khu dân cư phải là việc gì to tát, nhưng thực ra nhiều khi chỉ là những việc rất nhỏ, số tiền rất nhỏ nhưng nếu không được giải quyết có tình có lý kịp thời, sẽ dẫn đến những mâu thuẫn lớn và có thể gây hậu quả khó lường về con người, cơ sở vật chất, gây mất trật tự an ninh tại địa phương.

“Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật có xu hướng ngày càng tăng, nội dung phức tạp, nhất là mâu thuẫn, tranh chấp về quan hệ hôn nhân-gia đình, lĩnh vực đất đai…, nên hòa giải viên phải mất nhiều thời gian, công sức, kinh phí mới đạt được kết quả hòa giải thành công.

Trong khi đó, việc thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở hiện nay gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trước hết, về thể chế, chính sách, chưa có quy định mang tính ràng buộc, bắt buộc thực hiện những cam kết, thỏa thuận khi hòa giải thành làm hạn chế đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Mặt khác, quy định, hướng dẫn cụ thể về trình tự tổ chức, tiến hành cuộc hòa giải của tổ hòa giải, hòa giải viên chưa có nên khi thực hiện còn gặp lúng túng và thiếu thống nhất. Một bất cập nữa là vấn đề kinh phí cho công tác hòa giải hiện nay đang bị bỏ ngỏ.

Hàng năm, kinh phí cấp riêng cho công tác hòa giải chưa có (kinh phí cấp chung trong nguồn tuyên truyền giáo dục pháp luật). Mặc dù Luật Hòa giải ở cơ sở quy định: “Khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở…” nhưng việc huy động gặp nhiều khó khăn trong khi ngành Tư pháp TP, các địa phương tích cực vận động, tuyên truyền”, bác Bùi Văn Phùng cho hay.

Để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của cán bộ hòa giải cơ sở, UBND quận Hoàn Kiếm thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công tác hòa giải và tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật. Bác Phùng bảo, các cuộc thi hòa giải viên cũng là một kênh rất hữu ích để các cán bộ hòa giải như bác tham khảo được rất nhiều tình huống vướng mắc với phương pháp giải quyết đúng pháp luật và khoa học.

Hơn cả, bác rất tâm đắc với việc UBND TP Hà Nội, Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật TP đã có đề án phát Ấn phẩm Pháp luật & Xã hội đến các hòa giải viên như bác. “Mỗi tuần 4 số báo thực sự là kênh thông tin pháp luật hữu hiệu đối với chúng tôi” - bác Phùng cho biết.

Tích cực tổ chức hội nghị, tập huấn công tác tuyên truyền PBGDPL
Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và nghiệp vụ hòa giải cơ sở
Nâng cao kỹ năng hòa giải cơ sở cho hòa giải viên
Trưởng thôn chia sẻ kĩ năng hoà giải
Xuân Thanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động