Thứ sáu 08/11/2024 09:55
Cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên

“Cú hích” từ chuyến thăm của đoàn đặc phái viên Hàn Quốc

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 6-3, trở về từ Triều Tiên, Trưởng đoàn đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc, ông Chung Eui-yong cho biết, hai miền Triều Tiên đã nhất trí tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều vào cuối tháng 4 tại làng đình chiến Panmunjeom cũng như thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo hai bên. Diễn biến này cho thấy, chuyến thăm của phái đoàn đặc phái viên của Tổng thống Moon Jae-in tới Bình Nhưỡng đã đạt kết quả mang tính"đột phá".

Triều Tiên tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa

Ông Chung Eui-yong, người hiện giữ chức GĐ Văn phòng an ninh quốc gia thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc, cho biết phía Triều Tiên đã tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa nếu như an ninh được bảo đảm, đồng thời nhấn mạnh sẵn sàng đối thoại với Mỹ về phi hạt nhân hóa và bình thường hóa quan hệ.

Trong thời gian đàm phán với Mỹ, Triều Tiên sẵn sàng ngừng hoạt động hạt nhân và tên lửa. Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng cam kết sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí thông thường để tấn công Hàn Quốc. Có thể thấy, đây là những biện pháp cụ thể làm giảm căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên vào thời điểm hiện tại.

Những thỏa thuận trên là kết quả cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un với phái đoàn đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc trong buổi tiếp đoàn tại trụ sở chính của Đảng Lao động Triều Tiên.

Đây là lần đầu tiên các quan chức Hàn Quốc thăm trụ sở chính của Đảng Lao động Triều Tiên. Cũng là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đối thoại trực tiếp với giới chức Hàn Quốc kể từ khi ông lên nắm quyền hồi năm 2011. Sự kiện này được hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) mô tả là "diễn ra trong bầu không khí chân thành giữa những người đồng hương”.

Cơ hội "lần đầu tiên" này, được tạo ra sau sự kiện hai phái đoàn cấp cao Triều Tiên tới Hàn Quốc tham dự lễ khai mạc và bế mạc Olympic mùa Đông PyeongChang 2018, đã được hai miền cụ thể hóa bằng hàng loạt thông điệp về hòa giải và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khẳng định chuyến thăm của phái đoàn Hàn Quốc tới Bình Nhưỡng đã mở ra con đường hướng tới hòa bình và thịnh vượng, từ đó các bên có thể hy vọng đạt được mục tiêu chính là thiết lập hòa bình và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Theo các chuyên gia phân tích, việc Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cử một đoàn đại biểu cấp cao tới Triều Tiên đã mở ra một con đường ngoại giao mới, đồng thời, những động thái tích cực dồn dập giữa hai miền Triều Tiên kể từ đầu năm 2018 tới nay cho thấy vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đang bước sang một giai đoạn mới.

cu hich tu chuyen tham cua doan dac phai vien han quoc
Ông Chung Eui-yong (trái) gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong chuyến thăm Triều Tiên. ảnh tư liệu

Phản ứng của quốc tế

Trung Quốc, trong phản ứng đầu tiên sau khi Tổng thống Hàn Quốc cử đặc phái viên tới Triều Tiên, tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng phối hợp thúc đẩy cuộc đối thoại giữa hai miền Triều Tiên vì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, Trung Quốc coi đây là tín hiệu tích cực, song cho rằng việc giảm căng thẳng trong quan hệ giữa hai miền Triều Tiên cần phải đi kèm với việc "xích lại gần nhau" về quan điểm giữa Triều Tiên và Mỹ, từ đó tiến tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như bảo đảm hòa bình và ổn định bền vững ở khu vực.

Trong khi đó, Nhật Bản có cách tiếp cận thận trọng khi tuyên bố nước này sẽ tiếp tục gây sức ép tối đa đối với Triều Tiên với lý lẽ rằng "các cuộc đối thoại trong quá khứ không dẫn đến việc Triều Tiên phi hạt nhân hóa". Tokyo lo ngại Triều Tiên đang tìm cách làm suy yếu các biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm vào Bình Nhưỡng bằng cách tỏ thái độ cởi mở với Hàn Quốc, cũng như “câu giờ” để phát triển các công nghệ tên lửa và hạt nhân của họ.

Về phía Mỹ, quan điểm của Washington đối với cuộc đối thoại với Bình Nhưỡng vẫn mập mờ vì ngay trong thời gian diễn ra chuyến thăm của phái đoàn Hàn Quốc tới Triều Tiên, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên sau khi cáo buộc Bình Nhưỡng sử dụng vũ khí hóa học. Chuyên gia nghiên cứu chính trị Tom Harper thuộc ĐH Surrey (Anh) cho rằng có một chút bất đồng giữa cách tiếp cận của Hàn Quốc và Mỹ với Triều Tiên.

Dường như chính quyền của Hàn Quốc hiện nay mềm mỏng hơn nhiều so với chính quyền tiền nhiệm. Trong khi đó, các quan chức Mỹ bắt đầu thể hiện lập trường thù địch hơn. Cho tới nay, chính sách Triều Tiên của chính quyền Trump chủ yếu dựa trên việc gây áp lực kinh tế lên Triều Tiên. Mục tiêu rộng hơn đã được nêu rõ là "gây áp lực tối đa" để buộc Triều Tiên phải từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.

Ngoại giao bắt đầu phát huy hiệu quả

Những thỏa thuận mới nhất giữa hai miền Triều Tiên cho thấy hoạt động ngoại giao trên bán đảo Triều Tiên đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Hàn Quốc cũng từng đặt mục tiêu thông qua chuyến thăm của phái đoàn tới Bình Nhưỡng lần này thúc đẩy Triều Tiên nối lại đàm phán với Mỹ và cộng đồng quốc tế về việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Tới đây, Hàn Quốc sẽ cử người tới Washington để thông báo với Tổng thống Mỹ Donald Trump về nội dung các cuộc hội đàm vừa qua và trao đổi chi tiết về những nỗ lực của hai nước nhằm mở đường cho các cuộc đàm phán trực tiếp Mỹ-Triều. Các chuyên gia cho rằng với cách tiếp cận cứng rắn như hiện nay, Mỹ có thể "bị tụt lại phía sau," không thể bảo vệ một cách thỏa đáng những lợi ích của mình cũng như không kiểm soát được tiến trình này.

Những tuyên bố của phía Triều Tiên trong chuyến thăm của phái đoàn Hàn Quốc đang mở ra cơ hội đạt được mục tiêu này một cách hòa bình, thay vì thông qua một cuộc tấn công quân sự như Mỹ vẫn đe dọa. Chuyên gia Triều Tiên của Viện Hòa bình Mỹ Frank Aum nêu giả thiết về một thỏa thuận mà trong đó Triều Tiên nhất trí hạn chế và “đóng băng” chương trình hạt nhân của mình, tiếp theo là giải giáp hạt nhân một cách lâu dài, thẩm định được, để đổi lấy quan hệ được bình thường hóa và giảm bớt các lệnh trừng phạt.

Triều Tiên đá bóng sang sân Mỹ

Tuy nhiên, không phải tự nhiên mà Nhật Bản lại lo ngại Triều Tiên đang “câu giờ.” Mạng tin của tổ chức phân tích thông tin tình báo Stratfor ngày 6-3 cũng đăng bài viết có quan điểm gần tương tự khi cho rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngỏ ý ngừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa để nhằm mục đích thay đổi động lực trên Bán đảo Triều Tiên và làm dịu sức ép từ Washington.

Stratfor nhấn mạnh, “mặt khác, Triều Tiên sẽ tiếp tục sử dụng đối thoại liên Triều để thoát khỏi những kìm kẹp của Mỹ. Song mức độ Bình Nhưỡng tiến lại gần Mỹ có thể phụ thuộc vào những thay đổi của các lực lượng Mỹ trên bán đảo Triều Tiên - những nhân nhượng mà chưa chắc Mỹ đã đồng ý. Và trong khi Trung Quốc cùng Nga hối thúc tiếp tục làm dịu căng thẳng, đồng minh của Mỹ là Nhật Bản sẽ cảnh giác trước bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào trong quan điểm của Mỹ”.

Theo bài viết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ấn định cuối tháng 4 tới là thời điểm tiến hành hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba, diễn ra tại Panmunjom. Ông Kim Jong-un nói rằng ông sẽ sẵn sàng đàm phán với Mỹ để tiến tới bình thường hóa quan hệ và giải giáp hạt nhân Bán đảo Triều Tiên, đồng thời sẵn sàng ngừng các vụ thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân trong thời gian diễn ra các cuộc đối thoại. Ông Kim Jong-un cũng nói rằng giải giáp hạt nhân là ước nguyện của người cha quá cố của mình và cũng là điều mà ông đang phấn đấu đạt được.

Dù vậy, đây không phải là lần đầu tiên Triều Tiên sử dụng chiến thuật “bên miệng hố chiến tranh” để tìm cách thoát khỏi những kìm kẹp của Mỹ. Theo Stratfor, Triều Tiên đã sử dụng cuộc khủng hoảng hạt nhân 1993-1994 để đạt được Khuôn khổ đồng thuận và đã có kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên trước khi ông Kim Nhật Thành qua đời vào mùa hè năm đó.

Sau vụ Triều Tiên phóng vệ tinh bay qua Nhật Bản vào năm 1998, Triều Tiên đã phá được thế bế tắc ngoại giao, đón Tổng thống Hàn Quốc khi đó là Kim Dae Jung tới nước này tham dự hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên và mở rộng được đáng kể các mối quan hệ ngoại giao trên toàn thế giới.

Vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên vào năm 2006 đã tạo ra được sự đột phá ngắn ngủi và hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai diễn ra vào năm 2007. Trong từng trường hợp, Triều Tiên đều dùng các cuộc khủng hoảng để tìm ra cách mở rộng không gian hoạt động của mình, nới lỏng lệnh trừng phạt và làm thay đổi động lực xung quanh bán đảo, mặc dù chỉ ngắn ngủi.

Rõ ràng, cả Mỹ và Hàn Quốc đều đặt mục tiêu lâu dài là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, vấn đề là lâu nay Triều Tiên vẫn tuyên bố coi vũ khí hạt nhân là "quân bài” để đối phó với mối đe dọa tấn công từ phía Mỹ. Vì vậy, bế tắc trong vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên có vẻ nằm ở chỗ cả Mỹ và Triều Tiên không chịu nhượng bộ để có thể ngồi lại đàm phán với nhau.

Tổng thống Moon Jae-in từng nói rằng “Mỹ cần phải hạ ngưỡng đàm phán xuống, và Bình Nhưỡng nên chứng tỏ sẵn lòng phi hạt nhân hóa". Vì vậy, những bước tiến ngoại giao mang tính "đột phá" giữa hai miền Triều Tiên có thể tạo ra "cú hích" cho vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên hay không, câu trả lời vẫn nằm ở cách thức "tiếp nhận" của các bên liên quan đối với những thông điệp tích cực nêu trên.

Hồng Phúc
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Philippines sơ tán khẩn cấp, chuẩn bị đối phó với cơn bão Yinxing

Philippines sơ tán khẩn cấp, chuẩn bị đối phó với cơn bão Yinxing

Philippines đang gấp rút thực hiện các biện pháp ứng phó khẩn cấp khi cơn bão Marce (tên quốc tế là Yinxing) tiến sát đất liền, dự kiến đổ bộ vào tối 7/11. Đây là cơn bão thứ ba liên tiếp đổ bộ Philippines, gây thêm gánh nặng cho những khu vực vừa chịu thiệt hại nặng nề từ các cơn bão trước.
Máy bay rơi sau khi cất cánh khiến 5 người tử vong

Máy bay rơi sau khi cất cánh khiến 5 người tử vong

Chiếc máy bay thương mại hạng nhẹ Honda HA-420 rơi khi cất cánh từ sân bay Falcon Field ở Mesa (Mỹ), đâm vào chiếc ôtô bên ngoài sân bay.
Những hình ảnh mới nhất của ông Donald Trump sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ

Những hình ảnh mới nhất của ông Donald Trump sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 đã chính thức khép lại với chiến thắng thuộc về ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ

Ngày 5/11, người dân Mỹ đã bắt đầu đi bỏ phiếu để bầu ra vị tổng thống tiếp theo trong một cuộc đua cực kỳ sít sao và khó đoán định.
Kết quả của điểm bỏ phiếu đầu tiên tại nước Mỹ là cân bằng

Kết quả của điểm bỏ phiếu đầu tiên tại nước Mỹ là cân bằng

Đã có kết quả của tại điểm bỏ phiếu đầu tiên tại nước Mỹ khi cả hai ứng viên Tổng thống vẫn cạnh tranh rất gắt gao với tỷ lệ số phiếu ngang nhau.
Bầu cử Mỹ 2024: lịch sử sắp gọi tên người chiến thắng

Bầu cử Mỹ 2024: lịch sử sắp gọi tên người chiến thắng

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang đến gần ngày quyết định và bất kể ai chiến thắng, người đó sẽ tạo nên dấu mốc lịch sử.
Trung Quốc dẫn đầu với hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới

Trung Quốc dẫn đầu với hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới

Trung Quốc tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực hạ tầng xe điện khi xây dựng hệ thống trạm sạc lớn nhất thế giới.
Núi Phú Sĩ lần đầu tiên sau 130 năm không có tuyết vào mùa Thu

Núi Phú Sĩ lần đầu tiên sau 130 năm không có tuyết vào mùa Thu

Lần đầu tiên trong 130 năm, đỉnh núi Phú Sĩ - biểu tượng nổi tiếng của Nhật Bản - đã không có tuyết vào cuối tháng 10, làm dấy lên những lo ngại về tác động của biến đổi khí hậu tại quốc gia này.
Kỳ lạ: mưa lớn giữa sa mạc Sahara khô cằn

Kỳ lạ: mưa lớn giữa sa mạc Sahara khô cằn

Một trận mưa lớn bất thường đã biến các vùng khô hạn nhất của sa mạc Sahara thành những đầm phá nước xanh, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp giữa các cồn cát và cây cọ.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động