Thứ sáu 22/11/2024 10:56

Xưa, nay hoa Tết

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Giờ thì người Hà Nội đã có khá nhiều lựa chọn cho cái thú chơi hoa ngày Tết. Và cũng chẳng cần đợi đến Tết, cuộc sống ngày một khấm khá, kinh tế có phần dư dả nên ngoài cái ăn, cái mặc, nhiều gia đình người Hà Nội đã đưa hoa vào danh mục những chi tiêu thường nhật như một thứ không thể thiếu. Cũng theo đó, thị trường hoa Hà Nội luôn xuất hiện những loài hoa mới từ Đà Lạt, Sài Gòn, Huế… kể cả những loài hoa đắt tiền nhập khẩu tận Hà Lan, Pháp, Hàn Quốc…
Tranh: Tuyết Mai
Tranh: Tuyết Mai

Người Hà Nội vốn hào hoa. Dù thời bao cấp khốn khó trăm bề, nhưng hoa vẫn không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết. Còn nhớ, Tết Đinh Sửu 1947, trong những món quà hậu phương gửi vào cho các chiến sĩ Quyết tử Liên khu I ăn Tết, cùng với bánh chưng, giò thủ, mứt kẹo… còn có một cành đào bích Nhật Tân. Và suốt những năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, chợ Hoa Tết Hà Nội nơi Cống chéo Hàng lược không năm nào không họp.

Dù vậy nhưng cách nay chưa lâu, chỉ mấy chục năm, mà bây giờ người ta hay dùng cái mốc là thời bao cấp, thì nhu cầu hoa Tết cũng khá đơn giản.

Những năm ấy, nói đến hoa Tết Hà Nội là nói đến hoa đào, mà phải là đào Nhật Tân, dù đào phai hay đào bích. Thông thường, không phải nhà ai cũng có điều kiện chơi đào ngày Tết. Để chơi được đào Tết, dù chỉ một cành đào nho nhỏ, cũng phải thuộc loại gia đình “có điều kiện”.

Nghĩa là, chỗ ở ít ra cũng đàng hoàng, nội thất trong nhà cũng tươm tất và có chiếc bình cắm hoa phù hợp với vẻ đẹp đặc biệt của cành đào xuân. Có lẽ, cũng bởi vậy mà các cụ thời ấy hay nói một cách trang trọng: Đi sắm đào Tết.

Cũng bởi vậy, nên đa phần các gia đình, đều đợi ngày sát Tết, mua một lọ hoa về cắm gọi là cho vui cửa, vui nhà, có chút không khí ngày xuân. Dư giả thì làm một lọ lay-ơn, mà dân dã hay gọi là hoa dơn.

Một chục Dơn mầu hồng phấn hay đỏ thắm, cắm trong một chiếc lọ pha lê gia bảo còn lại từ thời Pháp thuộc là đã có một bình hoa Tết sang trọng. Dễ cắm nhất là một bó hoa thập cẩm, hay còn gọi là hoa “đại hội” gồm mấy bông thược dược, dăm cành violet, thêm mấy bông đồng tiền là có lọ hoa Tết tươm tươm.

Có nhà lại cứ nhằm chiều tối 30 Tết, khi chợ hoa sắp đóng cửa mới ra mua cho rẻ. Tuy nhiên, đây cũng là chuyện 5 ăn, 5 thua. Thường thì mua được hoa rẻ, nhưng cũng có khi lại phải chuốc một bó hoa giá cao, vì “cháy” hoa! Vả lại dạo ấy, Tết chỉ gói gọn trong ngày 30, Mồng một, Mồng hai. Mồng ba là đã lại đi làm nên chuyện ăn Tết, chơi hoa Tết cũng đơn giản.

Hoa thường đi đôi với lọ cắm. Lọ hoa thời bao cấp, trừ khi nhà có bình hoa đồng hun, pha lê, sứ Tầu từ thời ông cha để lại, giữ như giữ của gia bảo, chỉ dịp lễ, Tết mới đem ra dùng. Đa phần các nhà dùng lọ cắm hoa do xí nghiệp thủy tinh Thanh Đức sản xuất, kiểu dáng đã không đẹp, thủy tinh còn rất nhiều bọt khí, kiểu như vại uống bia hơi. Nhưng có mà dùng cũng là quý rồi.

Tranh: Hoàng Gia Linh
Tranh: Hoàng Gia Linh

Có một dạo, người yêu hoa Hà Nội có một lựa chọn mới, đó là các loại lọ hoa gốm do một nghệ nhân tên Chi trình làng. Xưởng gốm này nằm trong một cái ngách trổ bên hàng rào ngôi biệt thự trên phố Nguyễn Du trông ra hồ Thiền Quang.

Có lẽ do kiểu dáng, loại men khác lạ, lại có vị trí đắc địa nên một thời, đây là địa chỉ mà không ít tao nhân, mặc khách, trong đó nhều văn nghệ sĩ lui tới. Cái hay của loại lọ gốm Chi là gần như độc bản, phù hợp với nhiều loài hoa của Hà Nội như thược dược, đồng tiền, thúy cúc, violet.

Đặc biệt là những lọ cỡ lớn cắm được cả đào, nhất là những cành đào có dáng vẻ tự nhiên, không gò bó. Từ lò gốm nhỏ bên hồ Thiền Quang năm nào, qua nhiều bước thăng trầm Gốm Chi đã trở thành một dòng gốm nghệ thuật, thu hút người yêu gốm bởi kiểu dáng độc đáo, màu men biến ảo, cách trang trí đầy ngẫu hứng, với những biến tấu mang tính hiện đại, không lẫn vào đâu được. Thế mới biết, một phong cách riêng quan trọng đến thế nào trong nghệ thuật và sự sáng tạo

Như trên đã nói, Tết Hà Nội không thể không nói đến hoa đào. Dạo ấy, Dinh đào Nhật Tân chưa phải nhường chỗ cho làn sóng đô thị hóa. Đất đai các làng quanh vùng đào như Quảng Bá, Tứ Liên… còn khá xông xênh nên thường vườn nhà nào, dù không phải người trồng đào chuyên nghiệp cũng có một vài gốc đào làm cảnh.

Có lẽ, chính những gốc đào này là khởi nguồn cho một thú chơi tao nhã mà không mấy tốn kém của người Hà Nội. Nguyên do bởi không phải như người trồng đào chuyên nghiệp, biết chăm bón, tưới tắm, tỉa cành, tuốt lá… sao cho hoa nở đúng dịp Tết thì những cây đào trong vườn các nhà nói trên nở khá tự do.

Thường thì những gốc đào ấy nở đẹp vào dịp sau Tết, khi màn mưa bụi đã rây rắc, trong ngọn gió đã có hơi ấm mùa xuân. Ban đầu chỉ là để ngắm cho đẹp. Sau các chủ vườn cắt bớt cành đem bán cho khách chơi đỡ phí, thường là dịp Rằm tháng Giêng. Dần dà trở thành một thú chơi của người yêu hoa Hà Nội: Thú chơi đào muộn.

Có nhiều nhẽ để người yêu hoa chơi đào muộn. Thứ nhất, đào muộn thường có vẻ đẹp tự nhiên, cành nhánh không gò bó. Thêm nữa, theo tập quán, nếu trong năm nhà có tang, thì ngày Tết gia chủ không chơi đào. Vậy nên ra Giêng, thấy đào đẹp, ưng ý thì mua cắm chơi cho đỡ nhớ.

Và một lý do cũng không kém phần quan trọng, những cành đào muộn thường khá rẻ, hợp túi tiền nhiều người không như các cành đào bán dịp trước Tết.

Cũng từ thú chơi đào muộn với những cành đào có dáng tự nhiên ban đầu ấy, người Hà Nội lại thêm thú chơi đào rừng, hoa, cành, lộc, nụ na ná như đào muộn Hà Nội. Lúc đầu đây chỉ là thú chơi của ít người, tiện chuyến đi Sa Pa, Mộc Châu, Mẫu Sơn… mang một cành về chơi Tết. Giờ thì đã trở thành một ngành dịch vụ, có phần thái quá.

Cứ độ sắp Tết là đào rừng kìn kìn về xuôi, bán dọc các phố Lạc Long Quân, Âu Cơ… để rồi ra Giêng trở thành những bãi “xác đào”, một vấn nạn cho cảnh quan, môi trường Hà Nội. Cũng vài năm trở lại đây, ngoài đào rừng, thời gian trước và sau Tết, người Hà Nội còn thích thú với vẻ đẹp của những cành lê, cành mận với màu hoa trắng tinh khôi.

Cuộc sống thay đổi theo chiều hướng đi lên, tạo ra những nhu cầu mới luôn được thị trường đáp ứng. Hoa Tết giờ đã muôn màu, muôn vẻ. Riêng hoa đào, cùng những cành đào bích đào phai xinh xinh truyền thống là những gốc đào đắt tiền, muốn đưa vào nhà phải dùng xe tải, cần cẩu…

Với đà đô thị hóa, những mảnh vườn của các gia đình mạn Quảng Bá, Tứ Liên… không còn chỗ cho những gốc đào chỉ để cho vui mắt. Dù vậy, vẫn có người Hà Nội, cứ mỗi độ sau Tết, khi mưa bụi giăng giăng ngoài cánh bãi sông Hồng lại cứ muốn đi tìm cho mình một cành đào muộn, như một cách nhớ về những kỷ niệm của một thời Hà Nội thanh lịch, hào hoa…

Tết Nguyên đán năm 2023 là Tết Nguyên đán đến sớm thứ hai trong thế kỷ này
Hương vị Tết xưa ở các khu chung cư hiện đại
Việt Anh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 cán đích với 300.000 lượt khách tham quan

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 cán đích với 300.000 lượt khách tham quan

Với quy mô tổ chức lớn, hơn 100 sự kiện văn hóa nghệ thuật cùng sự tham gia của 500 đơn vị, hơn 1.000 nhà sáng tạo, kiến trúc sư tạo dấu ấn mùa lễ hội thành công, khẳng định vị thế “Thành phố sáng tạo” của Hà Nội
Điều bất ngờ về thành tích "siêu khủng" của người đẹp Đan Mạch đăng quang Miss Universe 2024

Điều bất ngờ về thành tích "siêu khủng" của người đẹp Đan Mạch đăng quang Miss Universe 2024

Chung kết Miss Universe 2024 (Hoa hậu Hoàn vũ thế giới) diễn ra tại Mexico vào sáng nay (17/11, giờ Việt Nam). Vượt qua 124 người đẹp, Victoria Kjær Theilvig - đại diện Đan Mạch giành vương miện hoa hậu.
Nhan sắc tựa "búp bê sống" của tân Miss Universe

Nhan sắc tựa "búp bê sống" của tân Miss Universe

Sáng 17/11 (giờ Việt Nam), chung kết Miss Universe 2024 chính thức diễn ra tại Mexico với chiến thắng chung cuộc thuộc về đại diện Đan Mạch.
Nghệ sĩ 9X đưa âm nhạc cổ điển “Viết tiếp ước mơ” cho các bệnh nhi khó khăn

Nghệ sĩ 9X đưa âm nhạc cổ điển “Viết tiếp ước mơ” cho các bệnh nhi khó khăn

Thấu hiểu nỗi đau của nhiều bệnh nhi có gia cảnh nghèo khó, xót xa trước những gương mặt trẻ thơ trên tay đầy mũi kim, dây truyền thuốc đã thôi thúc giảng viên, nghệ sĩ piano Nguyễn Thị Mỹ Dung cần phải có hành động ý nghĩa. Dự án thiện nguyện đưa âm nhạc cổ điển “Viết tiếp ước mơ” ra đời nhằm gây quỹ ủng hộ các bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện.
Bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

Bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

UNIQLO đã kết hợp với họa sĩ trẻ Chung Phạm trong BST UTme! mới mang chủ đề “Dân gian ký sự”, gồm bốn mẫu họa tiết độc đáo, lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc như tò he, đôi quang gánh, xe xích lô và nghệ thuật múa rối nước được tái hiện sống động trên từng họa tiết, mang đến hơi thở văn hóa đặc trưng, gần gũi nhưng đầy ấn tượng, hiện đại.
Độc đáo “tour sáng tạo” giữa lòng di sản Thủ đô

Độc đáo “tour sáng tạo” giữa lòng di sản Thủ đô

Lần đầu tiên thí điểm “tour sáng tạo” kết nối công trình di sản từng được coi là biểu tượng lịch sử văn hóa Thủ đô đã ghi dấu ấn đặc biệt cho du khách tham quan
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn TP Hà Nội tổ chức nhiều chương trình, hoạt động sôi nổi tri ân các nhà giáo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp "trồng người".
Kỳ 4: Sẻ chia những yêu thương

Kỳ 4: Sẻ chia những yêu thương

Hội phụ nữ đã triển khai nhiều mô hình thể hiện lối sống nhân hậu, nghĩa tình của phụ nữ Thủ Đô như Nồi cháo từ thiện, Hũ gạo tình thương, Lợn nhựa tiết kiệm...
Cuộc thi thiết kế và Lễ hội Đèn lồng Quốc tế Ocean: Hội tụ tinh hóa văn hóa Á Đông

Cuộc thi thiết kế và Lễ hội Đèn lồng Quốc tế Ocean: Hội tụ tinh hóa văn hóa Á Đông

Từ ngày 31/10/2024 cho tới 16/03/2025, Cuộc thi thiết kế và Lễ hội đèn lồng Quốc tế Ocean - Ocean International Lantern Contest & Festival 2025 sẽ được tổ chức lần đầu tiên trên thế giới với địa điểm diễn ra tại Ocean City. Sự kiện không chỉ tôn vinh nét đẹp văn hóa Á Đông, mà còn tiếp tục duy trì sức hút của Thành phố điểm đến phía Đông Hà Nội, đồng thời ghi dấu ấn Việt Nam trên bản đồ các sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc tế.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động