Xem xét kháng cáo của người đàn ông được tuyên không phạm tội
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐó là vào tháng 9-2014, HĐXX sơ thẩm của TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết sơ thẩm lần 1 và tuyên bị cáo Trần Minh Anh không phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhưng sau đó, phán quyết này bị kháng nghị và TAND TC tại Hà Nội đã tuyên hủy án để điều tra lại.
Các cơ quan tố tụng làm rõ, từ ngày 25-1-2007 đến ngày 30-1-2008, Trần Minh Anh đã lợi dụng mối quan hệ gia đình (con rể và mẹ vợ) và sự thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán của bà Bùi Thị Minh cùng việc làm không đúng quy định của một số cán bộ Cty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) để thực hiện hành vi gian dối tự ký tên mình và ghi tên Bùi Thị Minh vào giấy yêu cầu mở tài khoản, hợp đồng mở tài khoản; giả mạo chữ ký của bà Bùi Thị Minh, lập giấy ủy quyền giả mạo để BVSC tin tưởng, chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng của BVSC.
Bị cáo Minh Anh tại phiên tòa sơ thẩm. |
Theo đó, bà Minh và Minh Anh (khi chưa ly hôn với chị Trần Kim Ngân - con gái bà Minh), đến phòng giao dịch của BVSC để mở tài khoản. Tại đây, bà Minh đã đưa các giấy tờ cho bị cáo Minh Anh làm các thủ tục liên quan. Một ngày sau, bị cáo Minh Anh lại cùng với bà Minh đến Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) để ký nhận hơn 175.000 euro do chị Trần Kim Ngân gửi từ Cộng hòa Liên bang Đức về cho bà Minh. Số tiền này sau đó được chuyển vào tài khoản giao dịch chứng khoán trên (hơn 3 tỷ đồng). Đối với tài khoản chứng khoán đứng tên bà Minh, bị cáo Minh Anh là người sử dụng tài khoản và đã 3 lần rút tiền từ tài khoản không có giấy ủy quyền. Các giấy rút tiền đều do Minh Anh ký ở mục chủ tài khoản và người lĩnh tiền.
Sau đó, bị cáo Minh Anh đã lấy mẫu giấy ủy quyền tại Cty Chứng khoán Bảo Việt và tự làm giấy ủy quyền với nội dung bà Minh ủy quyền cho Minh Anh thực hiện các giao dịch chứng khoán. Với giấy ủy quyền này, Minh Anh đã 16 lần rút tiền từ tài khoản đứng tên bà Minh. Tháng 3-2008, bà Minh đến Cty Chứng khoán Bảo Việt rút tiền thì được biết Minh Anh đã rút 3,4 tỷ đồng và tài khoản chỉ còn 9,1 triệu đồng. Tài khoản này còn tổng cộng hơn 69 triệu đồng cả tiền và chứng khoán quy đổi tính đến ngày 15-6-2016 và bị phong tỏa bảo đảm cho việc thu hồi tài sản.
Bị cáo Minh Anh cho rằng, cần nhiều tài khoản để giao dịch chứng khoán nên mượn hộ chiếu của bà Minh để mở thêm tài khoản giao dịch. Số tiền nộp vào tài khoản giao dịch chứng khoán là tiền chị Trần Kim Ngân - vợ Minh Anh gửi về cho chồng để đầu tư chứng khoán. Quá trình xét xử, Minh Anh nói mình bị oan. Lần xử sơ thẩm lần 2 vào tháng 7-2018, HĐXX của TAND TP Hà Nội đã tuyên bị cáo Minh Anh 3 năm, 10 tháng, 26 ngày tù - đúng bằng thời gian tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Về trách nhiệm dân sự, BVSC có trách nhiệm hoàn trả hơn 3 tỷ đồng cho bà Bùi Thị Minh. Trần Minh Anh phải liên đới hoàn trả cho BVSC hơn 3 tỷ đồng. Sau khi đối trừ số tiền 1,5 tỷ đồng các nhân viên BVSC đã nộp để khắc phục hậu quả, bị cáo Minh Anh còn phải khắc phục hơn 1,5 tỷ đồng.
Dù nhận mức án đúng bằng thời gian tạm giam nhưng bị cáo Minh Anh vẫn kháng cáo với lý do, bị oan.
Liên quan đến hành vi của nhân viên Phòng Kế toán và nhân viên Phòng Giao dịch BVSC, cơ quan chức năng cho rằng, các cán bộ này trẻ, còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán, thiếu hiểu biết pháp luật, không tư lợi, đã tích cực khắc phục hậu quả,BVSC lại có văn bản đề nghị miễn trách nhiệm hình sự nên CQĐT đã ra quyết định đình chỉ điều tra với những người này. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại