Thứ hai 25/11/2024 01:44
Thủ tướng Phạm Minh Chính:

Xây dựng pháp luật là thiết chặt kỷ luật, kỷ cương, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, Nhân dân lên trên hết

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 16-2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 2-2022.
Xây dựng pháp luật là thiết chặt kỷ luật, kỷ cương, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, Nhân dân lên trên hết
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật lần thứ 2 trong năm 2022

Dự phiên họp còn có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; các bộ trưởng, thủ trưởng các bộ, ban, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về thể chế. Thời gian qua, việc xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế đã được Chính phủ thúc đẩy tích cực theo thẩm quyền. Theo đó, đã có một luật được sửa đổi, bổ sung, song vẫn còn những vướng mắc về mặt thể chế.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung, nhất là tháo gỡ những nút thắt về thể chế. “Đã quyết tâm rồi, quyết tâm cao hơn; đã thúc đẩy rồi, thúc đẩy mạnh hơn; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát để việc xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế đạt tiến độ, chất lượng cao hơn”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại phiên họp, Chính phủ cho ý kiến về 3 dự án luật, gồm Luật Thanh tra (sửa đổi), Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Dầu khí (sửa đổi); đồng thời xem xét đối với đề nghị xây dựng 5 luật khác như Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi)... và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Các đại biểu đã nghe dự thảo tờ trình; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; báo cáo thẩm tra; thảo luận sôi nổi về các dự án luật và việc đề nghị xây dựng các luật. Các Phó Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan đã thảo luận, làm rõ thêm sự cần thiết xây dựng luật này; những điểm nghẽn, bất cập cần giải quyết; tính phù hợp, liên thông, đồng bộ giữa các luật...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có ý kiến cụ thể đối với từng dự án luật; giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành trong việc xây dựng, hoàn thiện dự thảo các luật để Chính phủ trình Quốc hội vào thời gian thích hợp.

Trong quá trình thảo luận, Thủ tướng chỉ rõ, nguyên tắc xây dựng pháp luật là thiết chặt kỷ luật, kỷ cương, song tạo điều kiện cho đổi mới, sáng tạo; đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên hết, trước hết; không đặt lợi ích của bộ, ngành trong xây dựng pháp luật; tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với cá thể hóa trách nhiệm và kiểm tra, giám sát, phân bổ nguồn lực; phù hợp với thể chế của Việt Nam, phù hợp với tình hình thực tế và hội nhập quốc tế.

Đối với các luật liên quan các vấn đề kinh tế phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và đảm bảo các cân đối lớn; cơ quan quản lý nhà nước giữ vai trò quản lý, song không làm thay, can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, các dự án luật được đưa ra để xây dựng tại phiên họp đã cụ thể hóa đường lối, cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp, Nghị quyết Đại hội XIII và các nghị quyết của Trung ương, các chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội.

Xây dựng pháp luật là thiết chặt kỷ luật, kỷ cương, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, Nhân dân lên trên hết
Thủ tướng chỉ rõ, nguyên tắc xây dựng pháp luật là thiết chặt kỷ luật, kỷ cương, song tạo điều kiện cho đổi mới, sáng tạo; đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên hết, trước hết...

Các cơ quan đã bám sát quy trình, quy định để xây dựng pháp luật, đảm bảo tiến độ, chất lượng. Các dự án luật đã bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn mà thực tiễn đặt ra. Quá trình xây dựng luật, các thành viên Chính phủ đã thảo luận sôi nổi, tâm huyết, thể hiện trách nhiệm cao.

Thủ tướng đề nghị các cơ quan trình dự thảo tiếp tục tiếp thu ý kiến, tranh thủ tối đa trí tuệ của các đại biểu, trên cơ sở đó hoàn thiện các dự án luật; tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan trong quá trình hoàn thiện, lấy ý kiến, kể cả ý kiến phản biện để bổ sung, hoàn thiện đảm bảo chất lượng, phù hợp với tình hình thực tiễn và đảm bảo tiến độ.

Đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau thì tổ chức thêm các hội thảo, tranh thủ ý kiến của các cơ quan, nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, trên tinh thần dân chủ, tôn trọng lẫn nhau, tranh thủ trí tuệ để các luật đảm bảo sát thực tiễn, triển khai có hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng pháp luật thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành. Bộ Tư pháp hoàn thiện các quy trình, quy định, trình tự và đôn đốc các bộ, ngành xây dựng thể chế, đảm bảo tiến độ, chất lượng; hoàn thiện chế độ, chính sách, tạo điều kiện tốt nhất cho công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, xứng tầm với nhiệm vụ là một trong những đột phá chiến lược.

Các cơ quan truyền thông phối hợp với các cơ quan trình, thẩm định để thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện; không khí sôi nổi, trách nhiệm, tâm huyết trong quá trình xây dựng pháp luật, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội.

Tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm việc cụ thể với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan khẩn trương có báo cáo chi tiết với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chính sách thị thực áp dụng đối với khách du lịch quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam; phấn đấu mở cửa du lịch vào ngày 15-3-2022.

Bộ Y tế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức mở cửa du lịch, mở cửa trường học đảm bảo an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả. Bộ Y tế tiếp tục tăng cường kiểm soát dịch Covid-19, giảm tối đa ca mắc, ca chuyển nặng và tử vong; đôn đốc, kiểm tra, thúc đẩy mạnh mẽ chiến dịch tiêm vắc xin mùa xuân 2022; đẩy nhanh quá trình thẩm định, cấp phép lưu hành, kiểm soát giá cả, hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị Covid-19.

Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Chiều 24/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev cùng Phu nhân Desislava Radeva đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28/11 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Về kết quả chuyến công tác tham dự HNTĐ G20 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Brazil và thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình có cuộc trả lời các cơ quan báo chí…
Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ucraina, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ucraina, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam...
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng với nhiều quyết định quan trọng

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng với nhiều quyết định quan trọng

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, bước vào tuần làm việc cuối cùng từ ngày 25/11 đến 30/11 với lịch trình dày đặc các hoạt động thảo luận, biểu quyết và quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến luật pháp, nhân sự và chính sách phát triển quốc gia.
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị

Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị

Sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Thủ tướng yêu cầu giải ngân các nguồn lực để xoá nhà tạm, nhà dột nát; mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; tăng cường phòng, chống đuối nước với trẻ em.
Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Nghị quyết số 15 - NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh về việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động