Thứ ba 26/11/2024 12:59

Vụ "chuyến bay giải cứu": Các bị cáo khối doanh nghiệp khai gì?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trả lời HĐXX, bị cáo khối doanh nghiệp cho rằng, mình bị ép phải đưa tiền “bôi trơn” để được cấp phép cho các chuyến bay giải cứu.
Vụ
Phiên xét xử sơ thẩm vụ Chuyến bay giải cứu

Nộp 150 triệu đồng mỗi chuyến, không có thì không được phê duyệt

Sau gần một ngày tòa dành thời gian để VKSND công bố bản cáo trạng dài hơn trăm trang, cuối giờ chiều, hội đồng xét xử phiên tòa Chuyến bay giải cứu bắt đầu thẩm vấn các bị cáo.

HĐXX cách ly các bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan (cựu cục trưởng Cục Lãnh sự ), Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng thuộc Cơ quan An ninh điều tra) và Trần Minh Tuấn (giám đốc Công ty CP Xây dựng Thái Hòa).

Là người đầu tiên lên bục thẩm vấn, bị cáo Đào Minh Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Vijasun khẳng định, nếu không đưa tiền "bôi trơn" thì sẽ bị gây khó khăn trong xin cấp phép chuyến bay giải cứu.

Ông Dương cho biết, xin cấp phép được 17 chuyến bay và đã tổ chức được 22 chuyến bay giải cứu, do có chuyến bay nhỏ phải tách làm hai chuyến. Bị cáo nói, bị từ chối cấp phép nhiều lần, bị gây khó dễ, ép phải đưa tiền. Những lần được cấp phép thì mai bay hôm nay mới được cấp phép. Trong khi mỗi chuyến thuê tàu bay phải đặt trước 30 ngày, giá thuê tàu bay thì lớn, từ 6-9 tỉ đồng.

''Ban đầu bị cáo nhất quyết không đưa tiền thì bị đưa vào tình thế khó khăn cùng cực''- bị cáo Dương khai. Theo đó, người dân ở nước ngoài muốn về nước phải trả tiền nhà, xin nghỉ việc, nhưng ngày mai bay thì hôm trước mới thông báo thì họ không xoay xở kịp.

Do đó, bị cáo đã đến gặp Phạm Trung Kiên, khi đó là thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế. Ông Kiên yêu cầu muốn tổ chức chuyến bay thì phải nộp 150 triệu đồng mỗi chuyến, không có thì không được phê duyệt.

Cũng theo lời khai của bị cáo Dương, khi đến gặp bị cáo Kiên thì chứng kiến bị cáo Kiên quát trong phòng họp của Bộ Y tế: "Tại phòng họp của Bộ Y tế bị cáo chứng kiến ông Kiên quát một số chủ doanh nghiệp, yêu cầu phải nộp tiền 150 triệu", bị cáo Dương khai và cho biết thêm số tiền này có thể đưa cho ông Kiên hoặc đưa cho Vũ Anh Tuấn (phó Phòng tham mưu, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh).

"Khi tôi gặp anh Vũ Anh Tuấn thì anh Tuấn bảo không lấy tiền của tôi, mà số tiền ấy phải nộp cho sếp nếu không sếp không ký'' – theo bị cáo Dương.

Ngoài những bị cáo nêu trên, bị cáo Dương cũng cho biết, bị cáo còn đưa tiền cho Vũ Ngọc Minh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Angola. Lúc đó, bị cáo Dương có gọi điện cho Minh và nói tại Angola không có Vietnam Airlines nên nhờ Đại sứ quán bảo hộ. Bị cáo Minh đưa cho bị cáo 3 điều kiện, cụ thể: Những người về phải đưa danh sách, được phê duyệt mới được mua vé và phải nộp 3 triệu đồng/người. Sau đó, bị cáo đưa cho Minh 864 triệu đồng.

Bị cáo Dương xin nhận tội đưa hối lộ và cho biết đã nộp lại cơ Cơ quan điều tra 1 tỉ, đây là tiền của Kiên chuyển trả cho công ty. "Ông Minh cũng đã trả lại số tiền đã nhận cho công ty của bị cáo còn ông Tuấn thì chưa trả", bị cáo Dương khai.

Vụ

Phải có chi phí cám ơn?

Tương tự như phần trả lời HĐXX của bị cáo Đào Minh Dương, tại tòa, bị cáo Nguyễn Thị Mai, nguyên Giám đốc Công ty Sao Hà Nội cho rằng, sở dĩ xảy ra việc đưa tiền để “bôi trơn” do hồ sơ bị cáo này gửi lên để cấp phép chuyến bay đã lâu mà chưa được duyệt.

“Bị cáo nộp hồ sơ tại Cục Lãnh sự, sau khi nộp và được cấp phép thì có nhận được thông tin từ Cục xuất nhập cảnh là không thấy doanh nghiệp liên hệ, nên được Lê Tuấn Anh, nguyên Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự Bộ cho số điện thoại của Vũ Anh Tuấn, nguyên Phó Trưởng phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, nên đã liên hệ anh Tuấn, lúc đó đang cách ly tại Covid-19 nên chưa gặp được.

Tháng 9 bị cáo mới lên gặp được, anh Tuấn nói: Với các doanh nghiệp tổ chức chuyến bay phải có chi phí cám ơn nên bị cáo có gửi 360 triệu cho Vũ Anh Tuấn và nhờ Vũ Anh Tuấn xét duyệt chuyến bay cho bị cáo” – bị cáo Mai khai tại tòa.

Bị cáo Mai cũng cho biết, ngoài ra, bị cáo có đưa cho Phạm Trung Kiên 600 triệu. “Bị cáo gặp bị cáo Kiên và bị cáo Kiên có yêu cầu có tiền cảm ơn để xét duyệt chuyến bay” – bị cáo Mai cho biết.

Tại tòa, bị cáo Mai cũng cho biết đã đưa cho bị cáo Tô Anh Dũng 25 nghìn USD, Đỗ Hoàng Tùng 25 nghìn USD… với mục đích để được cấp phép chuyến bay.

Trong khi đó, bị cáo Vũ Minh Thắng, nguyên Giám đốc Công ty Đầu tư và Thương mại Thuận An cho biết, quá trình xin cấp phép chuyến bay, bên Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao không ai bảo đưa tiền, nhưng khi các chuyến bay đầu tiên thì 2 bị cáo Tuấn (Cục xuấn cảnh Bộ Công an), Kiên gọi điện yêu cầu chi 150 triệu/chuyến bay để "báo cáo sếp để cấp phép".

Sau đó, bị cáo Thắng có đưa cho bị cáo Kiên 300 triệu cho 2 chuyến bay và bị cáo Tuấn 1 lần là 150 triệu, cộng với phong bì 20 triệu. Lý do bị cáo Thắng không đưa cho bị cáo Tuấn thêm 150 triệu như "thỏa thuận" là bởi "bị cáo Tuấn không nhắc".

Đồng thời, bị cáo Thắng cũng cho biết có đưa cho bị cáo Hương Lan 300 triệu đồng, là số tiền cho 2 chuyến bay được cấp phép.

“Tháng nào cũng gửi công văn nhưng không được cấp phép. Lần thứ 9, tháng 10/2021 mới được bị cáo Hương Lan cấp phép cho chuyến bay đầu tiên” - bị cáo Thắng nói.

Hình ảnh tại phiên xử vụ “chuyến bay giải cứu Hình ảnh tại phiên xử vụ “chuyến bay giải cứu"
Vụ “chuyến bay giải cứu”: Cựu cán bộ Đại sứ hưởng lợi bất chính từ người mãn hạn tù Vụ “chuyến bay giải cứu”: Cựu cán bộ Đại sứ hưởng lợi bất chính từ người mãn hạn tù
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động