VKSND đề nghị mức án cho 38 bị cáo
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐại diện VKSND tại phiên tòa xét xử sai phạm tại Cty Việt Á. Ảnh: Hồng Nguyên |
Sai phạm tại Cty Việt Á là điển hình của lợi ích nhóm
Ngày 8/1, tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm tại Cty Việt Á, đại diện VKSND đã công bố bản luận tội, đề nghị mức án với 38 bị cáo liên quan đến sai phạm xảy ra tại Cty Việt Á, các bộ, ngành, địa phương.
Theo đại diện VKSND, vụ án sai phạm trên là điển hình của lợi ích nhóm: câu kết giữa doanh nghiệp với người có thẩm quyền, gây thiệt hại tài sản Nhà nước, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm thoái hoá phẩm chất.
Vụ án xảy ra trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Các bị cáo có chức vụ, quyền hạn đã giúp cho Cty Việt Á tham gia thực hiện đề tài để doanh nghiệp này biến sản phẩm kit test của Nhà nước thành của mình, từ đó sản xuất thương mại, bán trên các tỉnh thành cả nước, thu lời bất chính.
VKSND đánh giá, một số cán bộ đã "tha hóa biến chất", xâm phạm tính đúng đắn của Nhà nước, gây mất niềm tin trong Nhân dân.
Theo nội dung vụ án, năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát nên Chính phủ giao Bộ KH-CN nghiên cứu, chế tạo sinh phẩm phòng chống dịch. Việc nghiên cứu kit xét nghiệm COVID-19 sau đó được giao cho Học viện Quân y chủ trì với kinh phí 18,9 tỷ đồng.
Phan Quốc Việt đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng (khi đó là Phó vụ trưởng Vụ KH-CN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH-CN) tác động đến người có liên quan để Cty Việt Á được tham gia cùng Học viện Quân y.
Bị cáo Phan Quốc Việt, Cựu Tổng Giám đốc Cty Việt Á. Ảnh: Hồng Nguyên |
Các bị cáo khi còn là cựu lãnh đạo của Bộ KH-CN đã ký quyết định đồng ý việc này. Kết quả nghiên cứu là tài sản Nhà nước, nhưng bị cáo là cựu lãnh đạo Bộ cùng Phạm Công Tạc (khi đó là Thứ trưởng Bộ KH-CN) để Cty Việt Á mang đi đăng ký sở hữu.
Sau khi thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật có lợi cho Cty Việt Á, Phạm Công Tạc nhận từ Phan Quốc Việt 50.000 USD và bị cáo Trịnh Thanh Hùng nhận 350.000 USD.
Tiếp đó, Phan Quốc Việt dùng kết quả nghiên cứu cùng Học viên Quân y đi đăng ký tại Bộ Y tế, để Cty Việt Á sản xuất thương mại và bán ra thị trường. Bị cáo Nguyễn Văn Trịnh (cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ) khi đó đã lợi dụng chức vụ, hướng dẫn Phan Quốc Việt soạn thảo các văn bản liên quan cấp phép, tác động đến người của Bộ Y tế để giúp Phan Quốc Việt và được Việt cảm ơn 200.000 USD.
Một số bị cáo khác ở Bộ Y tế cũng bị cáo buộc có hành vi nhận hối lộ, làm sai quy định giúp Cty Việt Á được phép sản xuất kit xét nghiệm để bán thương mại. Liên quan đến hành vi vi phạm quy định về đấu thầu xảy ra khi Cty Việt Á bán kit xét nghiệm với giá cao cho nhiều cơ quan trên địa bàn cả nước. Thời điểm đó, Phan Quốc Việt cũng “cảm ơn” nhiều bị cáo là những người có chức vụ, quyền hạn.
Cáo trạng xác định, một kit xét nghiệm của Việt Á chỉ có giá 143.000 đồng nhưng Phan Quốc Việt bán với giá cao hơn nhiều, trong đó tại Hải Dương là 470.000 đồng/kit...
Tổng cộng, có hơn 4,5 triệu kit xét nghiệm được Việt Á bán ra thị trường, gây thiệt hại 1.235 tỷ đồng, trong đó 402 tỷ đồng thuộc về Nhà nước. Xét hành vi của Phan Quốc Việt (Tổng giám đốc Cty Việt Á), VKSND nhận thấy trong vụ án này Việt đóng vai trò chủ mưu, đã xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức. Bị cáo có tình tiết tăng nặng là phạm tội 2 lần trở lên.
Bị cáo Nguyễn Thanh Long, Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế. Ảnh: Hồng Nguyên |
Tuy nhiên, theo VKSND, tại phiên tòa, bị cáo đã khai báo thành khẩn, nộp 200 triệu đồng và có đơn đề nghị được dùng tài sản bị phong tỏa để khắc phục hậu quả. Vì vậy, VKSND đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Đối với hành vi sai phạm của các cựu lãnh đạo Bộ KH-CN, theo VKSND, các cựu cán bộ đã thực hiện loạt sai phạm khi để cho Việt Á biến đề tài của Nhà nước thành tài sản của doanh nghiệp, không thực hiện đúng quy định của pháp luật và của luật KH-CN.
Ngoài ra, 2 cựu lãnh đạo Bộ KH-CN còn bị VKS xác định đã khen thưởng cho Cty Việt Á, giúp doanh nghiệp này truyền thông, tạo điều kiện cho Việt Á thực hiện những sai phạm tiếp theo. 2 bị cáo phạm tội với vai trò đồng phạm, gây ảnh hưởng xấu trong lĩnh vực KH-CN, khiến cho sản phẩm quốc gia bị chiếm dụng.
Tuy nhiên, VKSND xét thấy các bị cáo thành khẩn khai nhận, nộp tiền khắc phục hậu quả, có nhiều thành tích trong công tác nên VKSND đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt. Đối với Phạm Công Tạc, theo VKSND, bị cáo Tạc khai chỉ nhận của Phan Quốc Việt 100 triệu đồng; tuy nhiên qua tài liệu hồ sơ vụ án cùng lời khai của những bị cáo có liên quan, VKSND xác định Tạc đã nhận 50.000 USD từ Việt. Quá trình công tác, bị cáo cũng có nhiều thách tích, nên VKSND đề nghị HĐXX giảm nhẹ một phần hình phạt cho cựu Thứ trưởng.
Ngoài ra, các bị cáo Nguyễn Thanh Long, Phạm Xuân Thăng... được ghi nhận thành khẩn khai báo, đã nộp lại số tiền nhận hối lộ, được cảm ơn từ Việt Á, đồng thời bản thân có nhiều Huân chương, Bằng khen, giấy khen.
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: Hồng Nguyên |
Mức án đề nghị của VKSND với các bị cáo Tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ Phan Quốc Việt (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty Cổ phần Công nghệ Việt Á): 30 năm Vũ Đình Hiệp (Phó tổng giám đốc Việt Á): 16 – 18 năm Tội Nhận hối lộ Nguyễn Thanh Long (Cựu Bộ trưởng Y tế): 19 – 20 năm Phạm Duy Tuyến (Cựu giám đốc CDC Hải Dương): 13 – 14 năm Trịnh Thanh Hùng (Cựu vụ phó thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ): 14-15 năm Nguyễn Minh Tuấn (Cựu vụ trưởng thuộc Bộ Y tế): 8-9 năm Nguyễn Huỳnh (Cựu phó phòng Quản lý giá thuốc, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế): 9 – 10 năm Nguyễn Nam Liên (Cựu vụ trưởng Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế): 8 – 9 năm Tội Đưa hối lộ Phan Tôn Noel Thảo (Trợ lý Tài chính của Việt Á): 4 – 5 năm Hồ Thị Thanh Thảo (Thủ quỹ của Việt Á): 4-5 năm Tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng Ngụy Thị Hậu (Phó phòng Tài chính kế toán, CDC tỉnh Bắc Giang): 36 – 42 tháng Nguyễn Văn Định (Cựu giám đốc CDC tỉnh Nghệ An): 30 – 36 tháng Nguyễn Thị Hồng Thắm (Cựu kế toán trưởng, CDC tỉnh Nghệ An): 24 – 30 tháng tù treo Lâm Văn Tuấn (Cựu giám đốc CDC tỉnh Bắc Giang): 6 - 7 năm Nguyễn Mạnh Cường (Cựu kế toán trưởng CDC tỉnh Hải Dương): 30 – 36 tháng Nguyễn Thị Trang (Cựu giám đốc Trung tâm tư vấn và dịch vụ tài chính, Sở Tài chính tỉnh Hải Dương): 30 – 36 tháng tù treo Tiêu Quốc Cường (Cựu kế toán trưởng, cựu Phó phòng Kế hoạch Tài chính, CDC tỉnh Bình Dương): 4 – 5 năm Nguyễn Thành Danh (Cựu giám đốc CDC tỉnh Bình Dương): Bằng thời gian tạm giam, 10 tháng 4 ngày Trần Thanh Phong (Cựu phó phòng Tài chính Kế toán, CDC tỉnh Bình Dương): 24-30 tháng tù treo Lê Thị Hồng Xuyên (Cựu nhân viên CDC tỉnh Bình Dương): 2 – 3 năm Nguyễn Trường Giang (Giám đốc Công ty VNDAT): 3 – 4 năm Nguyễn Thị Thúy (Giám đốc dự án, Công ty VNDAT): 30 – 36 tháng Hồ Công Hiếu (Nhân viên Công ty Thẩm định giá miền Nam, chi nhánh Nghệ An): 24-36 tháng tù treo Vũ Văn Doanh (Giám đốc Công ty Thẩm định giá Thăng Long): 30 – 36 tháng tù treo Tạ Ngọc Chức (Tổng giám đốc Công ty Thẩm định và Đầu tư Toàn Cầu): 24 – 30 tháng Ninh Văn Sinh (Cựu phó giám đốc Công ty Thẩm định giá Trung Tín): 18 – 24 tháng Trần Thị Hồng (Nhân viên Công ty Việt Á): 36 – 48 tháng Trần Tiến Lực (Nhân viên Công ty Việt Á): 36 – 42 tháng Lê Trung Nguyên (Nhân viên Công ty Việt Á): 36 – 42 tháng Phan Huy Văn (Giám đốc Công ty Dược Phan Anh): 42 – 48 tháng Phan Thị Khánh Vân (Kinh doanh tự do): 4 – 5 năm Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ Phạm Xuân Thăng (Cựu bí thư Tỉnh ủy Hải Dương): 5 – 6 năm Phạm Mạnh Cường (Cựu giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương): 5 – 6 năm Nguyễn Văn Trịnh (Cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ): 7 – 8 năm Tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi Nguyễn Bạch Thùy Linh (Giám đốc Công ty SNB Holdings): 30 – 36 tháng tù treo Nguyễn Thị Thanh Thủy (Cựu chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục): 3 – 4 năm Tội Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ): 3 – 4 năm Phạm Công Tạc (Cựu thứ trưởng Khoa học và Công nghệ): 3 – 4 năm. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại