Vĩnh Phúc: Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội chào mừng 70 năm thành lập tỉnh
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 – 3-2-2020), 70 năm Ngày thành lập tỉnh (12-2-1950 – 12-2-2020) giới thiệu khái quát về diện mạo kinh tế - xã hội của tỉnh qua 70 năm. Triển lãm – hội chợ được tổ chức, cũng là dịp quảng bá, giới thiệu rộng rãi đến nhân dân, du khách trong và ngoài nước về hình ảnh, đất nước, con người Vĩnh Phúc, những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để thu hút đầu tư, phát triển trong thời gian tới. Đồng thời, đây cũng là dịp để các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có cơ hội trao đổi thông tin, xúc tiến thương mại, du lịch, quảng bá sản phẩm hàng hóa; trao đổi thông tin, tìm kiếm thị trường, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Sau 70 năm thành lập, Vĩnh Phúc từ một tỉnh nghèo đã vươn lên trở thành địa phương có sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội. |
Triển lãm - hội chợ với quy mô hơn 300 gian hàng. Trong đó, khu vực triển lãm có hơn 180 gian hàng, giới thiệu các hình ảnh, hiện vật, số liệu, biểu đồ, bản đồ, mô hình, sa hình, bản thuyết minh trình chiếu và các hình thức khác, giới thiệu về thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh; quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch, các ấn phẩm văn hóa du lịch, các sản phẩm tiêu biểu, hàng hóa đặc sản của các địa phương, các huyện, thành trong tỉnh...
Để người dân có điều kiện thuận lợi mua sắm và tham quan triển lãm - hội chợ, Ban Tổ chức không thu vé vào cổng. Ngoài ra, vào các buổi tối trong suốt thời gian diễn ra triển lãm - hội chợ, người dân tham dự sẽ được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc do các nghệ sĩ chuyên và không chuyên thể hiện, góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi.
Sau 70 năm thành lập tỉnh, Vĩnh Phúc là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm của nền kinh tế ở mức rất thấp, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp nhỏ bé, thu ngân sách thấp, GDP bình quân/người thấp xa so với bình quân chung của cả nước. Vượt qua khó khăn thách thức, tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định được hướng đi đúng, lựa chọn bước đi thích hợp, tìm ra các giải pháp đột phá, tạo môi trường thuận lợi để giải phóng sức sản xuất, thu hút mạnh các nguồn lực cho đầu tư và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhiều năm đạt được ở mức cao, đặc biệt có những năm tăng trên 20%, bình quân giai đoạn 1997-2019 tăng 14,66%/năm. Cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc tiếp tục chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng đến năm 2019 ước chiếm 63,25%, ngành dịch vụ chiếm 29,47% và ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ còn 7,28%. Quy mô nền kinh tế liên tục tăng qua các năm, đến năm 2019 giá trị GRDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) đạt khoảng 90,5 triệu đồng/người.
Từ một tỉnh nghèo, thu ngân sách nhà nước thấp phải dựa vào trợ cấp của ngân sách Trung ương, đến năm 2019 thu ngân sách của tỉnh đạ trên 35 nghìn tỷ đồng. Từ năm 2004 đến nay, Vĩnh Phúc không những tự túc được ngân sách mà còn đóng góp liên tục cho ngân sách Trung ương. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,05%, có 112/112 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, 4/9 huyện thành phố được công nhận đạt chẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, công tác an sinh được đặc biệt chú trọng.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại