Thứ sáu 26/04/2024 09:52

Vì sao Tổng thống Trump trừng phạt WHO?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thật khó để nhớ một chính sách nào của Tổng thống Donald Trump đã từng bị lên án một cách mạnh mẽ và nhanh chóng như khi ông quyết định ngừng đóng góp cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Thật dễ hiểu sự phẫn nộ này. Mỹ là quốc gia đóng góp lớn nhất cho tổ chức này, khoảng 15% ngân sách của họ. Việc đóng băng có thể buộc WHO cắt giảm viện trợ vào thời điểm nhu cầu lớn nhất.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã phản đối kịch liệt quyết định trên của Tổng thống Trump, và cho biết sẽ yêu cầu cần làm rõ quyết định mà bà cho là "nguy hiểm" và "bất hợp pháp" này. Trong một thông cáo vừa được đưa ra, bà Pelosi nhấn mạnh rằng ông Trump đã phớt lờ các chuyên gia y tế toàn cầu, không coi trọng khoa học và cản trở những người hùng trên tuyến đầu chống dịch, khiến cuộc sống của người dân Mỹ cũng như nhân dân thế giới bị đặt vào tình thế nguy hiểm. Bà Pelosi cho rằng quyết định này của ông Trump một lần nữa cho thấy sự ứng phó không hiệu quả của Tổng thống.

Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản như vậy. Các quan chức ngoại giao Mỹ nói rằng việc cắt viện trợ được đưa ra sau khi các quan chức cấp cao của Mỹ đề nghị ban lãnh đạo WHO đáp ứng một danh sách các yêu cầu và các nhà lãnh đạo của WHO đã từ chối. Các yêu cầu Mỹ bao gồm ủng hộ mong muốn của Đài Loan tham gia Hội đồng Y tế Thế giới, gây sức ép với Trung Quốc để nước này cung cấp cho các cơ quan y tế cộng đồng của Mỹ đầy đủ các mẫu virus SARS-CoV2 đầu tiên và minh bạch hơn về cách thức lan truyền ban đầu của virus ở Trung Quốc. Chỉ sau khi Tổng thư ký WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chối những yêu cầu này, Tổng thống Trump mới ngừng tài trợ cho WHO - trong một nỗ lực gây sức ép buộc ông này phải thay đổi quyết định.

vi sao tong thong trump trung phat who
Tổng thống Trump đang gây ra nhiều khó khăn cho Tổng giám đốc WHO (phải). Ảnh tư liệu

Tổng thư ký WHO đang trong tình thế bế tắc. Tổ chức này cần tiếp cận Trung Quốc và hệ thống y tế cộng đồng của quốc gia này, nhưng Trung Quốc áp đặt các điều kiện cho sự tiếp cận đó. Đứng đầu danh sách là loại Đài Loan, nơi đã thành công lớn trong cuộc chiến chống đại dịch nhưng Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai, khỏi các tổ chức của Liên hợp quốc (LHQ).

Trong một thời gian dài, Mỹ - quốc gia đóng góp nhiều nhất cho WHO - đã làm ngơ khi Trung Quốc sử dụng các chiến thuật mạnh tay này. Nhưng giờ đây Mỹ không làm như vậy nữa. Các quan chức Mỹ cũng cho biết họ sẽ cố gắng giảm thiểu tác động đối với sức khỏe cộng đồng bằng cách chi tiêu số tiền mà lẽ ra sẽ tài trợ cho WHO thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ và các cơ quan khác. Chính quyền Mỹ cũng hy vọng có thể dựa vào các tổ chức từ thiện quốc tế lớn để làm việc này.

Vậy điều này có nghĩa là ông Trump đã được biện minh về việc cắt tài trợ cho WHO? Đó là một chiến lược rủi ro cao. Nếu việc theo đuổi chính sách rủi ro nhưng trong khuôn khổ an toàn cho phép này của Tổng thống Trump thành công trong việc khiến các quan chức của WHO mạnh tay hơn với Trung Quốc, thì việc ngừng viện trợ trong một thời gian ngắn sẽ giúp tạo ra một thế giới tốt đẹp. Mặt khác, nếu các quốc gia khác thế chỗ để bù đắp sự thiếu hụt tài chính ngắn hạn này, ông Trump đã cô lập và làm mất mặt nước Mỹ trên trường quốc tế.

Trường hợp xấu nhất là việc ngừng đóng góp sẽ cản trở các nước nghèo làm chậm sự lây lan của COVID-19. Một đại dịch là một lời nhắc nhở về việc kết nối thế giới thực sự là như thế nào. Nếu sự lây lan chậm lại ở Mỹ nhưng lại hoành hành ở Eritrea, nguy cơ dịch bệnh bùng phát vẫn còn. Và mặc dù Chính phủ Mỹ có thể thực hiện một số vai trò của WHO, các cơ quan chính phủ Mỹ khó có thể tiếp cận được các quốc gia như Iran hoặc Venezuela, hai nước đều đang gồng mình đối phó với đại dịch.

Tổng thống Trump đúng khi nói rằng WHO đã không thực hiện được một trong những chức năng quan trọng nhất của mình: đóng vai trò là hệ thống cảnh báo sớm toàn cầu về các bệnh truyền nhiễm mới. Nhưng sự tức giận của ông đang đi trệch hướng.

Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã bày tỏ lấy làm tiếc trước việc Mỹ quyết định ngừng viện trợ cho WHO do tổ chức này đang phải vật lộn với hàng loạt loại bệnh dịch trên thế giới, chứ không chỉ riêng COVID-19. Phát biểu trên Đài CBS của Mỹ cùng ngày, chính ông Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), cũng đã đánh giá cao WHO, đồng thời cho rằng việc đánh giá công tác ứng phó đại dịch của WHO nên được tiến hành sau khi dịch bệnh chấm dứt. Ông Redfield cũng khen ngợi những nỗ lực của WHO trong công tác chống đại dịch Ebola ở châu Phi và cả trong việc hợp tác hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời còn khẳng định WHO và Mỹ đã cùng nhau chiến đấu chống lại nhiều cuộc khủng hoảng y tế trên khắp thế giới và sẽ tiếp tục cùng nhau sát cánh trong thời gian tới.

Trong khi đó, Phòng Thương mại Mỹ khẳng định ủng hộ WHO cần phải có những biện pháp cải cách, nhưng cũng cho rằng cắt viện trợ của tổ chức này trong lúc đại dịch COVID-19 đang hoành hành không mang lại lợi ích cho nước Mỹ, nhất là khi WHO đóng vai trò thiết yếu hỗ trợ nhiều nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong công cuộc ứng phó với đại dịch.

Hồng Phúc
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cháy khách sạn khiến 6 người tử vong

Cháy khách sạn khiến 6 người tử vong

Cảnh sát Ấn Độ cho biết ít nhất 6 người đã thiệt mạng và 18 người bị thương trong vụ hỏa hoạn xảy ra tại một khách sạn ở miền Đông Ấn Độ ngày 25/4.
Tổng thống Mỹ ký ban hành dự luật viện trợ gần 61 tỷ USD cho Ukraine

Tổng thống Mỹ ký ban hành dự luật viện trợ gần 61 tỷ USD cho Ukraine

Tổng thống Mỹ - Joe Biden đã chính thức ký ban hành một dự luật viện trợ nước ngoài, trong đó bao gồm một khoản viện trợ trị giá gần 61 tỷ USD cho Ukraine, sau khi Quốc hội Mỹ đã phê duyệt.
Đài Loan hứng chịu hơn 80 trận động đất trong đêm

Đài Loan hứng chịu hơn 80 trận động đất trong đêm

Đài Loan đã trải qua một đêm đầy sóng gió khi hơn 80 trận động đất đã xảy ra ở bờ biển phía đông của đảo này, gây ra những dư chấn lớn và làm rung chuyển các tòa nhà ở Đài Bắc.
Cần tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu với virus H5N1

Cần tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu với virus H5N1

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 24/4 đã kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với virus cúm gia cầm H5N1, sau khi phát hiện virus này xuất hiện có nồng độ cao trong sữa bò.
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật hỗ trợ cho Ukraine

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật hỗ trợ cho Ukraine

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 đã thông qua dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, trong đó có 61 tỷ USD dành cho Ukraine, còn lại là các đồng minh khác của Mỹ.
Nguy cơ xung đột hạt nhân đang ngày càng lớn

Nguy cơ xung đột hạt nhân đang ngày càng lớn

Ngoại trưởng Nga - Sergei Lavrov đã cảnh báo rằng sự hỗ trợ của Mỹ, Anh và Pháp cho Ukraine đang làm tăng nguy cơ xung đột trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân lớn.
Thủ đô New Delhi bao trùm bởi khói từ đám cháy của bãi rác

Thủ đô New Delhi bao trùm bởi khói từ đám cháy của bãi rác

Thủ đô New Delhi của Ấn Độ đang phải vật lộn với vấn nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do một đám cháy lớn bùng phát tại bãi rác Ghazipur, nơi chứa lượng rác thải khổng lồ và phát thải khí độc hại ra xung quanh.
Ngoại trưởng Mỹ đã chính thức có chuyến thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Mỹ đã chính thức có chuyến thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Mỹ - Antony Blinken đã bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc, một bước đi ngoại giao mới nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước trong bối cảnh những căng thẳng và bất đồng gần đây.
Mỹ tiến hành thử nghiệm robot hoạt động trên Mặt Trăng

Mỹ tiến hành thử nghiệm robot hoạt động trên Mặt Trăng

Một thử nghiệm táo bạo vừa được đại học Nam California (USC) và được hỗ trợ bởi NASA về việc sử dụng robot hoạt động trên Mặt Trăng cũng như sao Hỏa.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động