Thứ sáu 29/03/2024 13:35

Vắc-xin ngừa Covid-19 nào tốt cho trẻ em?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trẻ em khi nhiễm Covid-19 đa phần nhẹ, không biến chứng. Tuy nhiên trẻ vẫn có thể lây cho người lớn-đặc biệt những đối tượng nguy cơ trong gia đình, Vì thế, khi đã tiêm phòng Covid-19 cho người lớn thì cũng nên tiêm cho trẻ em.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đó là chia sẻ của BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm-Thần kinh, BV Nhi đồng 1, TP Hồ Chí Minh về vấn đề vắc-xin phòng Covid-19 và trẻ em.

Tiêm xong cho người lớn thì tiêm đến trẻ em

Theo đó, BS. Trương Hữu Khanh phân tích: “Tôi luôn nói con nít mắc Covid-19 đại đa số là chả sao, bây giờ cũng vậy. Tỷ lệ đe dọa tính mạng rất thấp và thấp hơn nhiều so với bệnh lý nhiễm trùng khác. Việc cứu sống những trẻ này cũng giống như những bệnh nhiễm trùng khác”. Chích ngừa Covid-19 cho con trẻ em thì khi mắc Covid bệnh của trẻ càng bệnh nhẹ hơn, nhưng trẻ vẫn có thể lây cho người lớn. Cho nên tất cả người lớn, đặc biệt là đối tượng nguy cơ trong gia đình, họ hàng đã chích ngừa rồi thì chích cho trẻ em. Bên cạnh đó, trẻ em cũng phải hoà nhập và đi học nên cũng phải bàn đến việc tiêm vắc-xin cho trẻ vì nhiều phụ huynh lo lắng khi trẻ học online.

Về loại vắc-xin phù hợp tiêm cho trẻ em, theo BS. Trương Hữu Khanh, vắc-xin cũng như tất cả tiến bộ y khoa khác, công nghệ ngày càng mới thì càng nên cẩn trọng-nhất là với trẻ em. Công nghệ vắc-xin tốt nhất nhưng kinh điển đã dùng nhiều cho trẻ em thì nên cho chọn. Còn 2 công nghệ virus vector và mRNA có thể nói là quá mới. Vì thế, 2 công nghệ tiên tiến và an toàn cho trẻ em đó là: Công nghệ vắc-xin liên hợp và công nghệ tái tổ hợp, tái tổ hợp tiểu đơn vị.

Công nghệ vắc-xin liên hợp: công nghệ này được nghĩ ra vì một thời gian dài vài vắc-xin không hiệu quả cho trẻ dưới 2 tuổi và phải nhắc mỗi vài năm sau. Gọi liên hợp là họ kết hợp thêm một protein nào đó để bộ nhớ của hệ thống miễn dịch ghi nhớ và tạo miễn dịch bền vững. Nhiều vắc-xin dùng công nghệ này như: HIB (phòng viêm phổi và viêm màng não mũ), phế cầu, não mô cầu. Lâu dài sẽ còn nhiều vắc-xin làm theo công nghệ này để khỏi nhắc lại. Công nghệ tái tổ hợp, tái tổ hợp tiểu đơn vị dùng nhiều nhất là vắc-xin viêm gan B tái tổ hợp và vắc-xin cúm. Sau này lại thêm tái tổ hợp tiểu đơn vị + công nghệ nano.

BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm-Thần kinh, BV Nhi đồng 1, TP Hồ Chí Minh: Đa số trẻ nhiễm Covid-19 đều nhẹ, không nguy hiểm
BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm-Thần kinh, BV Nhi đồng 1, TP Hồ Chí Minh: Đa số trẻ nhiễm Covid-19 đều nhẹ, không nguy hiểm

Cần xem xét cho học sinh trở lại trường

Covid-19 đã chuẩn bị bước sang năm thứ ba, và đại dịch này đang tiếp tục tác động nặng nề lên sức khỏe tâm thần cũng như điều kiện sống của trẻ em và thanh thiếu niên. Theo công bố mới nhất của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), cứ 7 em thì có ít nhất 1 em trong tổng trong tổng số trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt phong tỏa. Hơn 1,6 tỷ trẻ em phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo dục. Gián đoạn trong sinh hoạt, giáo dục, giải trí cũng như trăn trở về thu nhập gia đình và sức khỏe đang khiến nhiều người trẻ rơi vào cảnh lo sợ, tức giận và băn khoăn về tương lai... Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, trẻ ở nhà suốt một thời gian dài không được vận động, thiếu ánh sáng ngoài trời có thể gây nên chứng còi xương, suy dinh dưỡng hoặc béo phì…

PGS-TS. Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế cho rằng: Hà Nội cần xem xét cho học sinh quay trở lại trường học. Tuy nhiên, để việc quay trở lại trường học được an toàn, các giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường, cũng như phụ huynh học sinh phải được tiêm chủng đầy đủ. Đặc biệt vấn đề giãn cách giữa các lớp, học sinh với học sinh phải được tuân thủ tuyệt đối. Đối với các trường hợp học sinh có biểu hiện ho sốt nên chủ động nghỉ học ở nhà, đồng thời đến các trung tâm y tế để khám, xét nghiệm và báo ngay cho nhà trường nếu không may mắc Covid-19 để sớm có các biện pháp xử lý.

Theo PGS-TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Hà Nội có thể mở cho học sinh đi học. Trẻ em ở trong nhà nhiều-nhất là lớp đầu cấp, học trực tuyến không những khiếm khuyến về kiến thức mà còn vấn đề tinh thần, thể chất vì trẻ em không được giao tiếp với thầy, với bạn bè, Khi người dân Hà Nội được tiêm vắc-xin đủ 2 mũi thì cho học sinh đi học hoặc khi học sinh được tiêm vắc-xin là tốt nhất. “Trẻ đi học cần có quy định chặt chẽ về vấn đề nhà trường, gia đình, học sinh. Khi bất kỳ gia đình nào có người sốt, ho, khó thở phải cho học sinh nghỉ học, phải khai báo y tế, khai báo nhà trường để phối hợp với y tế xử lý. Đồng thời, hạn chế việc giao tiếp giữa các lớp với nhau, nếu có F0 thì không lây lan ra trường hợp khác”, TS. Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Ngày 9-10, tại hội nghị trực tuyến tiếp xúc cử tri ngành y tế TP Hồ Chí Minh do Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh tổ chức, trước đề xuất của phụ huynh học sinh và nhân viên ngành y tế về việc đưa chương trình tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em vào chương trình Tiêm chủng Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết: Bộ Y tế đang xây dựng hướng dẫn, dự kiến tháng 10 bắt đầu triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Sau đó, sẽ mở rộng ra các nhóm tuổi thấp hơn. Cùng với lượng vắc xin Pfizer về Việt Nam trong thời gian tới, trong chuyến thăm Cuba vừa qua, Chủ tịch nước đã có đề nghị và Việt Nam đang chờ nước bạn sớm gửi hồ sơ về vắc-xin tiêm cho trẻ em để xem xét, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thông tin.
Phong Châu
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động