Thứ sáu 17/05/2024 14:08

Ukraine ra mắt người phát ngôn ảo đầu tiên trên thế giới

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong một động thái mới nhất, Bộ Ngoại giao Ukraine đã giới thiệu một người phát ngôn ảo được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI) có tên Victoria Shi.
Ukraine ra mắt người phát ngôn ảo đầu tiên trên thế giới
Người phát ngôn ảo - Victoria Shi chính thức ra mắt. (Ảnh: Kyiv Post)

Theo đó, Victoria Shi sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao đưa ra các tuyên bố chính thức, đánh dấu lần đầu tiên một cơ quan ngoại giao sử dụng công nghệ AI cho công việc này.

Trong bài giới thiệu trên mạng xã hội, Shi mặc bộ vest tối màu, tự giới thiệu bản thân là một "người kỹ thuật số" và giải thích tên của cô được lấy từ tiếng Ukraina có nghĩa là "chiến thắng".

Ngoại trưởng Ukraine - Dmytro Kuleba nhấn mạnh rằng việc sử dụng người phát ngôn AI là "một bước nhảy vọt về công nghệ mà chưa có cơ quan ngoại giao nào trên thế giới thực hiện".

Ông Kuleba cũng cho biết Shi được tạo ra nhằm mục đích "tiết kiệm thời gian và nguồn lực" cho các nhà ngoại giao, giúp họ tập trung vào các vấn đề quan trọng khác. Cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao Ukraine khẳng định rằng các tuyên bố của Shi không phải do AI tự tạo ra mà "được con người viết và thẩm định kỹ lưỡng". AI chỉ đóng vai trò hỗ trợ tạo hình ảnh cho người phát ngôn ảo.

Ngoại hình và giọng nói của Shi được mô phỏng theo nữ ca sĩ Rosalie Nombre, người từng tham gia chương trình thực tế "The Bachelor" phiên bản Ukraine. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Ukraine nhấn mạnh rằng Shi và Nombre là hai người khác nhau và chỉ Shi mới có thẩm quyền đưa ra tuyên bố chính thức của Bộ.

Để tránh nhầm lẫn, tất cả các tuyên bố của Shi đều sẽ đi kèm mã QR liên kết đến các văn bản chính thức trên trang web của Bộ Ngoại giao Ukraine, giúp người dùng dễ dàng kiểm tra tính xác thực của thông tin.

Việc sử dụng người phát ngôn ảo có thể giúp các cơ quan ngoại giao tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả truyền thông và tiếp cận với nhiều đối tượng hơn.

Tuy nhiên, cũng có những lo ngại về việc sử dụng AI trong truyền thông chính thức, đặc biệt là khả năng lan truyền thông tin sai lệch. Do đó, việc đảm bảo tính minh bạch và chính xác của thông tin là vô cùng quan trọng trong việc sử dụng công nghệ AI cho mục đích này.

Kinh tế châu Á hướng đến Kinh tế châu Á hướng đến "hạ cánh mềm" bất chấp đà tăng trưởng chậm lại

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã nâng nhẹ dự báo tăng trưởng cho châu Á trong năm 2024, cho thấy triển vọng lạc quan ...

Các bệnh do muỗi truyền tác động tới hơn một nửa dân số thế giới Các bệnh do muỗi truyền tác động tới hơn một nửa dân số thế giới

Biến đổi khí hậu đang khiến các bệnh do muỗi truyền như sốt rét và sốt xuất huyết trở nên phổ biến hơn, ảnh hưởng ...

Hoàng Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động