Tuyên truyền, phổ biến giáo dục phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội phấn đấu 100% các xã, phường, thị trấn, trường học, khu công nghiệp, được tuyên truyền phòng chống ma túy |
Nhằm nâng cao, chuyển biển nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và Nhân dân về công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy. Thành phố tổ chức quán triệt sâu rộng đến cấp ủy, chính quyền các cấp, các tầng lớp Nhân dân Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025.
Thành phố phấn đấu kiềm chế tỷ lệ gia tăng số người nghiện ma túy mới dưới 1% so với năm trước; tăng số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy; giảm tính chất phức tạp của 5% xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về tệ nạn ma túy.
Trên 80% số người nghiện và người sử dụng trái phép chất ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.
Số điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy được triệt xóa tăng từ 5% trở lên so với năm trước; không để hình thành các điểm, tụ điểm tố chức sử dụng ma túy trái phép chất ma túy liên quan đến dịch vụ kinh doanh có điều kiện về ANTT, không để xảy ra tình trạng mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy công khai ở các địa bàn công cộng, khu dân cư, trường học... gây bức xúc dư luận.
Phấn đấu đến năm 2025, triệt xóa trên 80% số “điểm nóng” về ma túy. Kiểm soát chặt chẽ 100% các loại tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc thú y có chứa chất ma túy; kịp thời phát hiện, triệt phá 100% diện tích cây có chứa chất ma túy trồng trái phép được phát hiện.
Thành phố sẽ tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các kiến thức phòng, chống ma túy với các hình thức, thời lượng và nội dung phù hợp tại 100% số xã, phường, thị trấn, trường học, khu công nghiệp...
Tăng cường hợp tác đấu tranh với tội phạm ma túy xuyên quốc gia; thực hiện tốt tương trợ tư pháp quốc tế; nâng cao hiệu quả phối hợp, hợp tác quốc tế trong trao đổi thông tin về phòng, chống tội phạm về ma túy theo các thoả thuận hợp tác về phòng, chống tội phạm ma túy giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
Theo Kế hoạch, Thành phố Hà Nội triển khai 12 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025, trong đó, tập trung chỉ đạo làm tốt công tác phòng ngừa, xác định đây là giải pháp chiến lược, lâu dài.
Xây dựng chương trình giáo dục, tuyên truyền chuyên biệt cho thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao; đẩy mạnh các ứng dụng các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook...) trong công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy.
Rà soát thanh loại những mô hình, câu lạc bộ phòng, chống ma túy hoạt động không hiệu quả và phổ biến, nhân rộng, hỗ trợ hoạt động các mô hình, điển hình tiên tiến về phòng, chống ma túy có hiệu quả ở cơ sở...; kịp thời phát hiện và động viên những mô hình, cá nhân tiêu biếu trong phòng, chống và kiếm soát ma túy.
Hàng năm củng cố và giữ vững số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy, phấn đấu giảm dần số xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về ma túy.
Xác định tình trạng nghiện nhằm đẩy mạnh công tác lập hồ sơ đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc tại các Cơ sở cai nghiện; vận động, khuyến khích người nghiện, gia đình người nghiện tự giác khai báo tình trạng nghiện ma túy, tự nguyện tham gia các biện pháp, hình thức cai nghiện phù hợp.
Ngoài ra, Thành phố cũng giao các ngành chức năng tập trung đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, kịp thời phát hiện các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ ngước ngoài về Việt Nam trung chuyển qua địa bàn Thành phố, không để Hà Nội trở thành địa bàn trung chuyển ma túy quốc tế.
Để hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ trên, Thành phố đề ra 5 nhóm giải pháp để thực hiện. Cụ thể: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống ma túy; Đẩy mạnh và không ngừng đa dạng hóa các nội dung, hình thức phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy.
Tập trung vào phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ, trong đó coi trọng phòng ngừa ngay tại cơ sở, tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội, tập trung vào khung giờ tích hợp, nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Chú trọng xây dựng và triển khai các chương trình giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn Thành phố.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại