Tuần Văn hóa - Du lịch 2023 “Hà Nam - Hành trình kết nối”
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTuần Văn hóa - Du lịch Hà Nam năm 2023 với chủ đề “Hà Nam - Hành trình kết nối” đã chính thức khai mạc tại Khu du lịch Tam Chúc, Hà Nam |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự buổi lễ. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành; lãnh đạo tỉnh Hà Nam, các địa phương; các đại biểu tôn giáo của Việt Nam, Nhật Bản và đông đảo du khách. Về phía khách quốc tế có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio; đại diện Đại sứ quán một số nước…
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy cho biết: Hà Nam là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa với kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ, quý báu mang đậm bản sắc vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 3 bảo vật quốc gia, 12 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cùng với đó là hệ thống sông núi hang động nổi tiếng mà điểm nhấn là Khu du lịch Tam Chúc - một điểm đến hấp dẫn, thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước.
Theo đồng chí Trương Quốc Huy, thực hiện đường lối đối ngoại, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển của Đảng và Nhà nước, tỉnh Hà Nam đã chủ động triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Trong đó, đã hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa với nhiều kết quả tích cực.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy cho biết: Hà Nam là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa với kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ, quý báu mang đậm bản sắc vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 3 bảo vật quốc gia, 12 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia |
Hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, Chương trình giao lưu biểu diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức với mong muốn tiếp tục tiếp tục giới thiệu, tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống, mối quan hệ gắn bó, hữu nghị bền chặt giữa hai quốc gia, hai dân tộc, giữa tỉnh Hà Nam và các địa phương, tổ chức của Nhật Bản.
Đồng thời, đến với Tuần Văn hóa - Du lịch Hà Nam 2023, các du khách sẽ được trải nghiệm 12 hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc. Việc tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch không chỉ đẩy mạnh quảng bá thu hút khách du lịch mà còn tạo cơ hội để các nhà đầu tư đến tìm hiểu, khai thác đầu tư và phát triển du lịch tại tỉnh Hà Nam.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio cho rằng, hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong bối cảnh quan hệ song phương đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay, gắn kết mạnh mẽ chưa từng thấy trong tất cả các lĩnh vực. Một trong những địa phương đã trở thành hình mẫu cho quan hệ hợp tác hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam là tỉnh Hà Nam.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio cho rằng, hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong bối cảnh quan hệ song phương đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay, gắn kết mạnh mẽ chưa từng thấy trong tất cả các lĩnh vực. Một trong những địa phương đã trở thành hình mẫu cho quan hệ hợp tác hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam là tỉnh Hà Nam |
Theo Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio, Hà Nam đã nêu rõ và thực hiện nghiêm túc 10 cam kết để thu hút đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang được hoạt động trong môi trường đầu tư thuận lợi.
Đại sứ Yamada Takio cho rằng, việc giới thiệu tiết mục hài kịch Kyogen - thể loại hài kịch đầu tiên ra đời tại Nhật Bản với bề dày truyền thống 650 năm có nhan đề “Cây nấm” mà các nghệ sĩ Nhật Bản biểu diễn đã mang lại tiếng cười cho khán giả. Bởi người dân Việt Nam và Nhật Bản có sự tương đồng về sự hài hước. Sự đồng cảm và thấu hiểu lẫn nhau đã góp phần vun đắp nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Nhật Bản - Việt Nam.
Trong khuôn khổ lễ hội, từ sáng ngày 14/5, tại Khu du lịch Tam Chúc đã diễn ra nhiều hoạt động tiêu biểu như: Bay trải nghiệm khinh khí cầu và Paramotor cho du khách; Phát động Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Khai mạc Giải việt dã “Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng” tại đường bao quanh hồ Tam Chúc; Giải đua thuyền tỉnh Hà Nam năm 2023 và biểu diễn lướt ván tại hồ Tam Chúc; Thưởng thức trà đạo trên thuyền ở hồ Tam Chúc; Lễ cầu an tại Điện Tam Thế; Biểu diễn nghệ thuật truyền thống Nhật Bản; Bắn pháo hoa...
Sau lễ khai mạc sẽ diễn ra nhiều chương trình văn hóa - du lịch đặc sắc kéo dài đến đầu tháng 6/2023 như: Trưng bày “Bảo vật Quốc gia và cổ vật tiêu biểu tỉnh Hà Nam” lần thứ hai năm 2023 và Triển lãm “Điêu khắc Phật giáo qua bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam”. Chương trình diễn ra từ ngày 16-26/5, tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam.
Đăng cai tổ chức Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc năm 2023, từ ngày 20/5 - 5/6/2023 tại Nhà văn hóa trung tâm tỉnh Hà Nam.
Hội nghị Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch tỉnh Hà Nam, khai mạc vào ngày 19/5 tại Nhà Thủy Đình, Khu Du lịch Tam Chúc.
Tổ chức sự kiện văn hóa, du lịch, ẩm thực… và trải nghiệm không gian phố đi bộ Phủ Lý - Hà Nam tối ngày 27/5, tại Trung tâm thành phố Phủ Lý... cùng nhiều hoạt động khác như: Giải khiêu vũ thể thao tỉnh Hà Nam mở rộng, Giải vật tự do, Giải Futsal nữ vô địch quốc gia, Phát động cuộc thi tìm hiểu về gia đình với chủ đề “Gia đình hạnh phúc - Việt Nam thịnh vượng”, Tọa đàm về văn hóa trong gia đình Việt Nam - Nhật Bản, Tổ chức Hội chợ công thương vùng đồng bằng sông Hồng - Hà Nam 2023…
Theo Ban tổ chức, các hoạt động trong tuần văn hóa lần này có ý nghĩa sâu sắc, thiết thực nhân kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản; đồng thời tiếp tục giới thiệu, tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống, mối quan hệ giao lưu, gắn bó, hữu nghị bền chặt giữa hai quốc gia, hai dân tộc, giữa tỉnh Hà Nam và các địa phương, tổ chức của Nhật Bản.
Đây cũng là dịp để Hà Nam giới thiệu, quảng bá, thu hút khách du lịch, nhà đầu tư đến với tỉnh; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch; tạo cơ hội để doanh nghiệp lữ hành tìm hiểu, mở rộng thị trường, xây dựng các tour, tuyến du lịch hấp dẫn giới thiệu đến du khách; thu hút các nhà đầu tư đến tìm hiểu, khai thác, đầu tư phát triển du lịch tại Hà Nam.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao Quyết định công nhận 2 bảo vật quốc gia cho tỉnh Hà Nam |
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao Quyết định công nhận 2 bảo vật quốc gia cho tỉnh Hà Nam. Đó là Bảo vật quốc gia Bia đá chùa Giàu (xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý) và Bảo vật quốc gia Trống đồng Tiên Nội 1 (trong bộ sưu tập 16 chiếc của Bảo tàng tỉnh Hà Nam) thuộc văn hóa Đông Sơn với niên đại được tính toán vào khoảng thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ III trước công nguyên.
Bia đá chùa Giàu nằm trong khuôn viên chùa Giàu tại thôn 2, xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý, được dựng vào năm 1366, khắc nổi chân dung một vị Hoàng đế thời Trần. Đây là tấm bia cổ duy nhất có niên đại thời Trần tại Hà Nam, thể hiện nghệ thuật trang trí độc đáo và nhiều giá trị tư liệu để nghiên cứu về lịch sử, mỹ thuật, địa danh hành chính, tôn giáo, tín ngưỡng… thời Trần.
Trống đồng Tiên Nội 1 là hiện vật độc đáo trong bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn gồm 16 chiếc của Bảo tàng tỉnh Hà Nam. Mặt trống có hoa văn trang trí là sự kết hợp của các hoa văn kỷ hà và hoa văn tả thực. Vành hoa văn số 7 được trang trí chủ đề chim và cá. Cho đến nay, sự kết hợp này duy nhất chỉ được bắt gặp trên mặt trống Tiên Nội 1, với niên đại dự đoán trong khoảng từ thế kỷ IV đến thế kỷ thứ III trước công nguyên. Tiêu bản Trống đồng Tiên Nội 1 rất có giá trị để nghiên cứu về kỹ thuật đúc đồng, sự thành thạo trong pha trộn hợp kim của cư dân Lạc Việt; trang trí trên trống biểu hiện cho các tinh hoa về nghệ thuật, tư duy thẩm mỹ và là biểu tượng của cư dân Việt cổ hơn 2.000 năm trước.
Dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng trao quyết định xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia với 4 di tích của Hà Nam gồm: Di tích Lịch sử Căn cứ địa Lạt Sơn (xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng); Danh lam thắng cảnh Bát Cảnh Sơn (xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng); Quần thể danh lam thắng cảnh Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng) và Di tích lịch sử Mộ và Khu lưu niệm Nam Cao (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân).
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại