Thứ ba 25/02/2025 14:54

Từ kẹo đậu phộng đến đầu bút bi: những vật dụng nhỏ, nguy cơ lớn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong dịp Tết Nguyên Đán 2025, Khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu dị vật đường thở ở trẻ em, trong đó có hai ca bệnh điển hình.
Từ kẹo đậu phộng đến đầu bút bi: những vật dụng nhỏ, nguy cơ lớn
Đầu bút bi và hạt đậu phộng được lấy ra khi nội soi. Ảnh: BVCC

Vào tối 28/1/2025, bé trai Nguyễn H.Th (2 tuổi, Ninh Thuận) bị sặc khi ăn kẹo cu đơ đậu phộng khiến trẻ ho nhiều, tím tái. Sau 7 ngày điều trị tại địa phương không cải thiện, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng suy hô hấp nặng, tràn khí trung thất và dưới da. Các bác sĩ đã hội chẩn khẩn cấp và tiến hành nội soi gắp thành công hạt đậu phộng mắc kẹt trong phế quản thùy dưới phổi phải. Do hạt đậu phộng mềm và dễ vỡ, quá trình gắp dị vật diễn ra hết sức cẩn thận. Sau thời gian theo dõi, bé đã hồi phục hoàn toàn.

Ngày 3/2/2025, bé trai Đinh A.K (8 tuổi, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) nhập viện sau khi hút nhầm đầu bút bi vào miệng, gây ho sặc và tím tái. Ngay trong đêm, BSCKI Lý Phạm Hoàng Vinh cùng ê-kíp đã nội soi cấp cứu và lấy ra thành công đầu bút dài 1 cm kẹt ở phế quản gốc phải. Rất may mắn, bé hồi phục nhanh chóng, không còn khó thở và đã ăn uống bình thường.

Những trường hợp trên là lời cảnh báo về mức độ nguy hiểm của dị vật đường thở ở trẻ nhỏ. Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt lưu ý trong chế biến thức ăn, cắt nhỏ các thực phẩm dễ hóc như nho, xúc xích, và tránh cho trẻ ăn hạt cứng, bỏng ngô hay thạch viên tròn. Kiểm tra kỹ xương trong cá, thịt gà trước khi cho trẻ ăn. Trẻ cần được hướng dẫn ăn uống an toàn, không cho trẻ vừa ăn vừa chạy nhảy hoặc cười đùa. Khuyến khích trẻ ngồi yên và tập trung khi ăn uống.

Tránh các đồ chơi có nguy cơ hóc: không để trẻ chơi với các vật nhỏ như đồng xu, pin cúc áo, viên bi, mảnh lego... Đảm bảo đồ chơi phù hợp với độ tuổi và không có bộ phận dễ tháo rời.

Ngoài ra, người chăm sóc trẻ cần biết các kỹ năng sơ cứu cơ bản như vỗ lưng – ép ngực đối với trẻ dưới 1 tuổi, hoặc thủ thuật Heimlich cho trẻ lớn. Khi phát hiện trẻ bị hóc, không nên cố móc dị vật bằng tay vì có thể đẩy dị vật vào sâu hơn, thay vào đó cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Người đàn ông nhập viện vì bất cẩn khi uống thuốc cảm cúm
Loại bỏ bướu giáp thòng trung thất hiếm gặp chỉ với một đường rạch
Bảo Long
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động