Thứ hai 25/11/2024 02:13

Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho đối tượng chính sách, hộ nghèo tại phường Thạch Bàn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Hà Nội đã phối hợp với UBND phường, Hội liên hiệp phụ nữ phường và Hội CCB phường Thạch Bàn tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý và tuyên truyền phổ biến pháp luật tới người dân trên địa bàn.
Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho đối tượng chính sách, hộ nghèo tại phường Thạch Bàn
Quang cảnh buổi tuyên truyền. Ảnh: N.M.

Sáng 12/5, tại hội trường UBND phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Hà Nội - chi nhánh số 2 phối hợp với UBND phường, Hội liên hiệp phụ nữ phường và Hội CCB phường Thạch Bàn tổ chức trợ giúp pháp lý tại cơ sở và tuyên truyền phổ biến pháp luật tới người dân trên địa bàn phường.

Tại hội nghị, chị Bùi Thị Hải Lưu - Trưởng chi nhánh số 2 - Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Hà Nội đã truyền thông về một số nội dung cơ bản của Luật Trợ giúp pháp lý. Trong đó, chị Lưu nhấn mạnh về những người được trợ giúp pháp lý; Nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý; phạm vi hình thức trợ giúp pháp lý; Hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý; Địa chỉ của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Hà Nội và các chi nhánh của Trung tâm.

Tiếp đến chị Nguyễn Minh Thu - Trợ giúp viên pháp lý, báo cáo viên giới thiệu tuyên truyền phổ biến những nội dung cơ bản của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2023. Theo đó, Luật gồm 6 chương, 56 điều, tăng 10 điều so với Luật 2007. Luật Phòng chống bạo lực gia đình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình, thể hiện rõ chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mọi công dân trong gia đình và xã hội, đồng thời phát huy vai trò cá nhân, gia đình và cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình.

Luật Phòng chống bạo lực gia đình có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội, góp phần tích cực vào việc phòng ngừa bạo lực gia đình, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình và xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực gia đình. Từ đó mỗi thành viên gia đình hiểu và nâng cao ý thức trong việc xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc, xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp.

Sau khi kết thúc nội dung tuyên truyền, Trợ giúp viên pháp lý đã tư vấn trực tiếp cho một số công dân có câu hỏi, tư vấn về chế độ, chính sách đối với người hoạt động trong thời kỳ kháng chiến.Tất cả các thắc mắc của người dân đều được các trợ giúp viên pháp lý tư vấn, giải đáp một cách rõ rằng, cụ thể.

Có thể khẳng định công tác trợ giúp pháp lý là hoạt động mang ý nghĩa thiết thực và hiệu quả, nhằm trang bị kiến thức pháp luật và nâng cao hiểu biết về pháp luật cho người dân, tuyên truyền vận động nhân dân tự giác chấp hành pháp luật, chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giúp người dân tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bên cạnh đó giải tỏa được những vướng mắc về pháp luật trong nhân dân, hạn chế đơn thư, khiếu kiện, góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho Hội người mù quận Tây Hồ Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho Hội người mù quận Tây Hồ

Trợ giúp viên pháp lý Trương Công Đỉnh, Trưởng chi nhánh số 4, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội đã ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động