Thứ ba 18/06/2024 01:02
Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội:

Truyền thông pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động cho nữ công nhân lao động

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật về bình đẳng giới cho nữ công nhân lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội vừa tổ chức chương trình truyền thông pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động cho nữ công nhân lao động, hưởng ứng “Tháng công nhân” năm 2024 cho hơn 200 hội viên phụ nữ, nữ công nhân Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ.
Truyền thông pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động cho nữ công nhân lao động
Văn nghệ chào mừng. Ảnh L.M

Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng “Tháng công nhân” năm 2024; thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027”.

Phát biểu tại Chương trình, Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội Lê Kim Anh cho biết, Hà Nội có khoảng 4,1 triệu người trong độ tuổi lao động trong đó có nhiều lao động nữ. Số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao trên 73%. TP hiện có khoảng 270.000 doanh nghiệp, với trên 2,7 triệu lao động. Số lao động nữ có mặt ở khắp các lĩnh vực của nền kinh tế, đóng góp tích cực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

Truyền thông pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động cho nữ công nhân lao động
Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội Lê Kim Anh phát biểu tại chương trình. Ảnh L.M

Thời gian qua, Thành ủy, HĐND, UBND TP đã khẩn trương cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới. Đặc biệt, trong lĩnh vực lao động việc làm, năm 2023, UBND TP đã ban hành kế hoạch số 84-KH/UBND về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội của TP.

Thực hiện Chương trình phối hợp số 10-CTPH ngày 22/12/2021 giữa Hội LHPN TP Hà Nội và Liên đoàn lao động TP về tổ chức các hoạt động trong nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động Thủ đô giai đoạn 2022-2026, các cấp Hội LHPN TP Hà Nội đã phối hợp tổ chức hoạt động tuyên truyền giáo dục truyền thống, truyền thông nâng cao nhận thức cho nữ công nhân lao động về bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam; các qui định về hôn nhân gia đình, phòng ngừa bạo lực gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kỹ năng nuôi dạy con; tặng mái ấm, tặng quà động viên con nữ công nhân lao động vượt khó học giỏi;

Truyền thông pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động cho nữ công nhân lao động
Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động huyện Phạm Minh Thức phát biểu tại chương trình. Ảnh L.M

Phối hợp Ban nữ công Liên đoàn lao động TP tuyên truyền, vận động nữ công nhân lao động thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Thủ đô Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch” gắn với phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”; “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; đặc biệt quan tâm các nhóm lao động đặc thù trong các khu công nghiệp và chế xuất, nữ công nhân môi trường, khảo sát các tiêu chí nhà trọ an toàn cho nữ lao động nhập cư, xây dựng các mô hình như “Câu lạc bộ nữ lao động nhập cư”, câu lạc bộ gia đình văn minh hạnh phúc, câu lạc bộ dân vũ… thu hút nữ công nhân lao động tham gia hoạt động.

Với Chương trình truyền thông, Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội Lê Kim Anh mong muốn giúp cán bộ, hội viên phụ nữ, nữ công nhân lao động trên địa bàn huyện Chương Mỹ tăng cường hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam, trọng tâm là bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tuân thủ các qui định của doanh nghiệp, đảm bảo an toàn lao động, đồng thời bảo vệ quyền của mình theo qui định của pháp luật.

Truyền thông pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động cho nữ công nhân lao động
Tiến sĩ Đỗ Xuân Lân - Báo cáo viên pháp luật Trung ương, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tuyên truyền một số quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Ảnh L.M

Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội Lê Kim Anh cũng đề nghị Hội LHPN huyện Chương Mỹ và các cơ sở Hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn, quan tâm chăm lo tới nữ công nhân lao động nói chung và chị em có hoàn cảnh khó khăn nói riêng; tham gia tích cực vào hoạt động giám sát việc thực hiện chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em, phát hiện đề xuất chính quyền, các ngành chức năng giải quyết kịp thời các vụ việc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ trong đó có nữ công nhân lao động.

Truyền thông pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động cho nữ công nhân lao động
Truyền thông pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động cho nữ công nhân lao động
Tặng quà cho các nữ công nhân – phụ nữ tham gia giao lưu tại Chương trình. Ảnh L.M

Đồng chí Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động huyện Phạm Minh Thức cho biết, toàn huyện hiện có 1 khu công nghiệp, 5 cụm công nghiệp đang hoạt động, thu hút khoảng trên 20.000 lao động, trong đó lao động nữ khoảng 12.000 lao động chiếm khoảng trên 60% động. Liên đoàn lao động huyện đang quản lý trực tiếp 226 công đoàn cơ sở với 10.532 đoàn viên công đoàn với 6.945 lao động nữ. Trong đó lao động nữ được ký hợp đồng lao động chiếm 93,4%, 100% số lao động nữ được ký hợp đồng đều được đóng BHXH, BHYT, BHTN. Tiền lương bình quân của người lao động đạt 6,5 triệu đồng người/tháng chưa kể tiến làm tăng ca, tiền thưởng.

Truyền thông pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động cho nữ công nhân lao động
Truyền thông pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động cho nữ công nhân lao động
Hội LHPN TP Hà Nội tặng 10 suất quà cho nữ công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn và 10 cháu học sinh con của nữ công nhân lao động vượt khó học giỏi. Ảnh L.M

Hằng năm, Liên đoàn lao động huyện đều phối hợp tổ chức thăm, khám sức khoẻ và làm các xét nghiệm cho 200 nữ công nhân lao động trở lên đang làm việc trong các ngành nghề độc hại; tổ chức từ 4 - 5 lớp tuyên truyền pháp luật, bình đẳng giới cho nữ công nhân lao động tại các doanh nghiệp có sử dụng đông lao động nữ. Từ những kết quả trên đã góp phần ổn định tư tưởng công nhân, viên chức, lao động, bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Truyền thông pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động cho nữ công nhân lao động
Các đại biểu lãnh đạo Hội LHPN thành phố Hà Nội, lãnh đạo huyện Chương Mỹ, các hội viên phụ nữ và nữ công nhân xem trưng bày triển lãm ảnh về công nhân, viên chức, lao động. Ảnh L.M

Tại Chương trình, 200 hội viên phụ nữ, nữ công nhân huyện Chương Mỹ đã được nghe Tiến sĩ Đỗ Xuân Lân - Báo cáo viên pháp luật Trung ương, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tuyên truyền một số quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.

Cũng tại Chương trình, nữ công nhân và phụ nữ đã giao lưu tìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động thông qua 10 câu hỏi do Ban tổ chức đưa ra.

Truyền thông về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển Truyền thông về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển
Lê Mận
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động