Thứ sáu 17/05/2024 23:02

Trường ĐH Ngoại thương nói gì về việc nhiều ngành lấy điểm chuẩn trên 30?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Vừa qua, Trường ĐH Ngoại thương công bố ngưỡng điểm trúng tuyển (điểm chuẩn) có điều kiện đối với một số phương thức xét tuyển sớm của nhà trường.
Trường ĐH Ngoại thương nói gì về việc nhiều ngành lấy điểm chuẩn trên 30?
Trường ĐH Ngoại thương nêu rõ, sau khi tính toán điểm của thí sinh, trường sẽ thực hiện quy đổi mức tổng điểm về thang 30 để thí sinh nắm rõ. Sở dĩ trường đưa ra cách tính như vậy nhằm đảo bảo đúng với quy định của Bộ GD&ĐT trong thay đổi cách tính điểm ưu tiên, không xảy ra tình trạng điểm chuẩn vượt 30

Cụ thể, với phương thức 1, nhà trường xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đạt giải trong kỳ thi Học sinh giỏi (HSG) Quốc gia hoặc trong cuộc thi KHKT Quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp môn xét tuyển của trường, đạt giải (nhất, nhì, ba) HSG cấp Tỉnh/Thành phố lớp 11 hoặc lớp 12, thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.

Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên của các trường THPT/trường THPT quốc tế.

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức trong năm 2023.

Với phương thức 1, Trường Đại học Ngoại thương có nhiều ngành lấy điểm chuẩn trên 30 điểm. Nhà trường tính điểm chuẩn theo công thức: Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên giải (nếu có) + Điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách và khu vực (nếu có).

Điểm chuẩn theo phương thức xét học bạ kết hợp chứng chỉ IELTS hay giải thưởng phổ biến ở mức 28 điểm, cao nhất là 30 điểm. Mức này là tổng điểm trung bình của ba môn trong tổ hợp xét tuyển và điểm ưu tiên. Trong đó, nếu đạt giải nhất học sinh giỏi quốc gia, thí sinh được cộng 4 điểm. Các ngành còn lại có điểm chuẩn phổ biến trên 28.

Trường Đại học Ngoại thương cũng quy đổi điểm thi đánh giá năng lực của hai Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM về thang 30 (phương thức 5). Theo phương thức này, điểm chuẩn các ngành từ 27,8 đến 28,1.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh đã đăng ký xét tuyển sớm vào các trường cần tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT từ ngày 10/7 đến 30/7. Đồng thời, thí sinh cần đảm bảo điều kiện tốt nghiệp THPT và bổ sung hồ sơ để được công nhận trúng tuyển chính thức theo quy định.

Việc điểm chuẩn một số ngành vượt ngưỡng 30 điểm khiến nhiều học sinh lo lắng, PGS.TS Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng đào tạo, ĐH Ngoại thương cho biết, trường đã hoàn thành 60% chỉ tiêu tuyển sinh vào đại học hệ chính quy năm 2023 theo phương thức xét tuyển sớm. Về một số ngành học có điểm chuẩn 30 trở lên gây xôn xao, PGS.TS Vũ Thị Hiền cho hay, các ngành này đều thuộc phương thức xét tuyển kết hợp học bạ với giải học sinh giỏi quốc gia. Nhiều thí sinh chưa hiểu cách tính quy đổi mới nên còn băn khoăn, thực chất không còn tình trạng điểm chuẩn trên 30.

Ngay trong đề án tuyển sinh, trường quy định rõ công thức tính và điểm tối đa của phương thức xét này là 34, không phải 30 điểm (gồm 30 điểm từ ba môn trong tổ hợp xét + tối đa 4 điểm cộng thí sinh đạt giải nhất quốc gia). Còn với phương thức xét tuyển kết hợp học bạ với giải học sinh giỏi cấp tỉnh điểm tối đa là 32.

Trường cũng nêu rõ, sau khi tính toán điểm của thí sinh, trường sẽ thực hiện quy đổi mức tổng điểm về thang 30 để thí sinh nắm rõ. Sở dĩ trường đưa ra cách tính như vậy nhằm đảo bảo đúng với quy định của Bộ GD&ĐT trong thay đổi cách tính điểm ưu tiên, không xảy ra tình trạng điểm chuẩn vượt 30.

Ví dụ, mức điểm trúng tuyển ở phương thức xét học bạ với giải học sinh giỏi tỉnh là 31 điểm - ngành Quản lý chuỗi cung ứng. Sau khi quy đổi điểm về thang 30, mức điểm trúng tuyển sẽ là 29,1. ĐH Ngoại thương thể hiện rõ cách tính và quy đổi này trong thông báo điểm trúng tuyển, thí sinh có thể theo dõi.

Trước đó, trong công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non. Trong đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu trước khi xét tuyển, các cơ sở đào tạo phải quy về thang điểm 30 (bao gồm tất cả các điểm xét) và xác định mức điểm ưu tiên để xét.

Trường hợp xét tuyển theo thang điểm khác thang điểm 30, cơ sở đào tạo phải xác định mức điểm ưu tiên tương ứng như thang điểm 30 theo quy định của quy chế tuyển sinh. Quy định nêu rõ, cơ sở đào tạo quy định các tiêu chí phụ đối với thí sinh có năng lực vượt trội (nếu có) phải đảm bảo điểm trúng tuyển không lớn hơn 30 điểm, bao gồm cả điểm ưu tiên, điểm thưởng (nếu có).

Vì thế, từ năm 2023 sẽ không có thí sinh có điểm xét tuyển vượt quá 30, các ngành điểm cao việc cạnh tranh sẽ công bằng hơn.

Hơn 85 nghìn thí sinh dự thi kỳ thi THPT 2023 chỉ để xét tốt nghiệp
Dương Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động