Thứ sáu 29/03/2024 13:42

Triệu chứng u tuyến giáp ác tính

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Triệu chứng u tuyến giáp ác tính bao gồm những gì? U tuyến giáp ác tính có thể chữa dứt điểm khỏi bệnh hay không?

Triệu chứng u tuyến giáp ác tính

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, nằm phía trước cổ và có chức năng tiết ra các hormone giúp điều hòa nhịp tim, huyết áp và duy trì trọng lượng cơ thể. U tuyến giáp là tình trạng xuất hiện một khối mô hoặc tế bào năm trước cổ và dưới đáy họng. U tuyến giáp có thể là các khối lành tính hoặc ác tính (ung thư).

Các triệu chứng u tuyến giáp ác tính

– Xuất hiện khối u ở cổ: Khối u cứng, di động theo nhịp nuốt hoặc u to cố định trước cổ.

– Xuất hiện hạch nhỏ, mềm và di động cùng bên với khối u ở vùng cổ.

– Khàn giọng do khối u phát triển to ra chèn ép vào thanh quản.

– Nuốt khó do khối u phình to chèn ép lên thực quản.

– Khó thở, khó nói khi khối u đã di căn, xâm lấn vào khí quản.

– Sưng tuyến bạch huyết ở cổ và đau cổ.

– Da vùng cổ thâm nhiễm, sùi loét, thậm chí là chảy máu

– Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh có thể sờ thấy hạch cổ hoặc các triệu chứng của di căn xa như đau xương, ho dai dẳng, vàng da…

Thường thì khi khởi phát, ung thư tuyến giáp không có triệu chứng nào.Các dấu hiệu lâm sàng u tuyến giáp ác tính thường không điển hình và xét nghiệm chức năng của tuyến giáp vẫn trong giới hạn bình thường. Nếu có thì chủ yếu là sự xuất hiện của khối u ở tuyến giáp. Người bệnh chủ yếu tình cờ phát hiện nhân tuyến giáp thông qua siêu âm hoặc chụp CT khi đi khám những bệnh khác không mấy liên quan đến tuyến giáp.

Điều trị u tuyến giáp ác tính

Tùy theo loại ung thư, giai đoạn và thể trạng sức khỏe người bệnh mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

  • Phẫu thuật:

Đây là phương pháp đóng vai trò chủ đạo trong điều trị ung thư tuyến giáp. Trong đó, phẫu thuật cắt bỏ toàn bỏ toàn bộ tuyến giáp kết hợp nạo vét hạch cổ là phương pháp điều trị tối ưu nhất. Tuy nhiên, vẫn phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý để lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.

– Chỉ định cắt toàn bộ tuyến giáp nếu là ung thư giáp biệt hóa (thể u nhú, thể nang hoặc hỗn hợp nhú và nang) có các yếu tố tiên lượng xấu hoặc ung thư tái phát. Các trường hợp còn lại, người bệnh được chỉ định cắt thuỳ và eo giáp.

– Chỉ định cắt giáp toàn bộ cho tất cả các trường hợp ung thư tuyến giáp thể tủy.

– Chỉ định cắt giáp toàn bộ kết hợp vét hạch cổ triệt căn còn khả năng phẫu thuật với các trường hợp ung thư giáp trạng không biệt hóa.

  • Liệu pháp hormon thay thế:

Phương pháp được chỉ định sau khi phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, sau điều trị Iod 131 hoặc xuất hiện di căn sau điều trị triệt căn thất bại. Người bệnh sẽ được bổ sung hàm lượng hormone thiếu hụt do tuyến giáp tiết ra để giảm nồng độ TSH (hormone kích thích tuyến giáp do tuyến yên trong não sản xuất ra). Qua đó hạn chế sự phát triển của các tế bào tuyến giáp.

  • Hóa trị:

Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa chất bằng đường uống hoặc tiêm nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị được chỉ định trong trường hợp ung thư giáp thể không biệt hóa.

  • Điều trị đích:

Đây là phương pháp điều trị chỉ tác động đến tế bào ung thư mà không tiêu diệt các tế bào lành tính. Điều trị đích được chỉ định khi bệnh ở giai đoạn muộn nhằm giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện thời gian sống cho người bệnh.

  • Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân:

Phương pháp giúp người bệnh củng cố hệ miễn dịch để kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động, tăng khả năng nhận diện và tấn công các tế bào ác tính. Đồng thời làm tăng hiệu quả điều trị khi áp dụng các phương pháp phẫu thuật, hóa trị…

Ngoài ra còn có phương pháp xạ trị, Iod-131, tùy theo trường hợp của từng bệnh nhân mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có chỉ định cụ thể.

Sau khi kết thúc điều trị, người bệnh cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ 3 tháng/lần trong 2 năm đầu và 1 năm/lần trong những năm kế tiếp để phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống và lối sống khoa học, lành mạnh, đồng thời tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Các triệu chứng u tuyến giáp ác tính không điển hình do đó tốt nhất, khi nhận thấy bất kỳ bất thường nào của cơ thể, nên đi khám ngay để kịp thời phát hiện bệnh. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần không chỉ giúp chúng ta nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình mà còn có hướng tầm soát điều trị bệnh sớm (khi cần thiết).

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động